Hạ thân nhiệt chỉ huy cứu trẻ 2 tuổi đuối nước ngừng tim từ ở nhà

Trẻ bị đuối nước ngưng tim, dù được cứu sống nhưng nguy cơ di chứng thần kinh rất cao, nhưng hiện bé Minh đã tỉnh táo, không để lại di chứng thần kinh rõ rệt.

Ngày 23/7, BS Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa cho bệnh nhi N. T. T. M (2 tuổi, trú xã Lộc An, thành phố Huế) xuất viện sau gần hai tuần điều trị tích cực vì tai nạn đuối nước ngưng tim tại nhà.

Đây là một trong những trường hợp hồi phục kỳ diệu, nhờ can thiệp kịp thời và kỹ thuật chuyên sâu hạ thân nhiệt chỉ huy - phương pháp đang được áp dụng tại các trung tâm hồi sức hiện đại trên thế giới.

duoi-nuoc-hue-2.jpg
Hạ thân nhiệt chỉ huy cứu trẻ 2 tuổi đuối nước - Ảnh BVCC

Ngày 6/7, bé M bị ngã vào hồ cá Koi trong sân nhà, không rõ thời gian ngâm nước. Khi được phát hiện, bé đã hôn mê, tím tái, ngưng thở và không phản ứng.

Người nhà lập tức hồi sức tim phổi tại chỗ trong vòng 2 phút. May mắn, bé có cử động trở lại, thở rên yếu và được đưa đến trạm y tế xã, sau đó chuyển khẩn cấp đến Bệnh viện Trung ương Huế.

Tại thời điểm nhập viện, trẻ hôn mê sâu, độ bão hòa oxy trong máu SpO₂ chỉ còn 80% dù đã thở oxy, ran ẩm nặng hai phổi (hội chứng phế quản bị ùn tắc), tiên lượng cực kỳ nặng nề.

duoi-nuoc-hue1.jpg
Thăm khám cho trẻ trước khi ra viện - Ảnh BVCC

Các bác sĩ nhanh chóng triển khai điều trị hồi sức tích cực đặt nội khí quản, thở máy, sử dụng kháng sinh, vận mạch và đặc biệt là áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy.

Sau 5 ngày, bé được cai máy thở, đến ngày thứ 7 được chuyển ra khỏi phòng hồi sức. Hiện, bé M đã tỉnh táo, đi lại và ăn uống bình thường, không để lại di chứng thần kinh rõ rệt. Đây là kết quả ngoài mong đợi, đem lại sự xúc động cho gia đình và đội ngũ y tế.

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho hay hạ thân nhiệt chỉ huy là kỹ thuật điều trị tiên tiến, được sử dụng để giảm nhiệt độ cơ thể có kiểm soát (khoảng 33-34°C) trong 24-72 giờ nhằm giảm nhu cầu chuyển hóa của não bộ; ổn định màng tế bào, hạn chế phù não và tổn thương thứ phát do thiếu oxy và ngăn chặn phản ứng viêm lan rộng và bảo vệ chức năng thần kinh lâu dài.

Trường hợp trẻ bị ngạt nước và ngưng tim, dù được cứu sống nhưng nguy cơ di chứng thần kinh rất cao, như co giật, hôn mê kéo dài, chậm phát triển tâm thần vận động. Hạ thân nhiệt chỉ huy giúp tăng khả năng phục hồi não, giảm nguy cơ tàn tật và tử vong muộn.

duoi-nuoc-hue.jpg
Bé 2 tuổi được xuất viện - Ảnh BVCC

Nguy cơ đuối nước luôn rình rập trẻ em ở khắp mọi nơi, nhất là vào các dịp nghỉ lễ hoặc mùa hè. Nhiều vụ đuối nước thương tâm đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn trẻ mỗi năm.

Các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5-14 tuổi. Mỗi ngày, hơn 600 người trên thế giới tử vong vì đuối nước.

Tại Việt Nam, gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm (theo Bộ LĐTB&XH).

Chỉ riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong những năm gần đây có khoảng 100 trẻ được cấp cứu vì đuối nước, trong đó nhiều trường hợp để lại di chứng tổn thương não không hồi phục hoặc tử vong thương tâm.

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý, nghỉ lễ, mùa hè – nguy cơ đuối nước tăng cao, vì vậy, cần chủ động phòng ngừa.

he-ve-chu-y-bao-ve-tre-em-khoi-hiem-hoa-duoi-nuoc-1.jpg
Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương.
he-ve-chu-y-bao-ve-tre-em-khoi-hiem-hoa-duoi-nuoc-2.jpg
Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương.

Từ tháng 4-6/2025, Khoa Hồi sức Tích cực - Cấp cứu Nhi (Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế) tiếp nhận 10 trẻ bị đuối nước nặng. Tất cả được cứu sống, tuy nhiên đa phần phải đối mặt với di chứng thần kinh nặng nề, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và chất lượng sống.

Phản ứng khẩn cấp khi gặp người đuối nước

Gặp người đuối nước, không phải cứ lao xuống cứu là tốt. Nhiều trường hợp, hành động thiếu kỹ năng có thể khiến cả người cứu và nạn nhân rơi vào nguy hiểm.

Khi chứng kiến một người đuối nước, phản ứng đầu tiên thường là hoảng loạn. Tuy nhiên, bình tĩnh và hành động đúng cách có thể cứu sống nạn nhân. Dưới đây là những việc cần làm ngay khi gặp tình huống này trước khi lực lượng cấp cứu kịp có mặt.

z6826342983802-88cf2cc93035bcd819db8918ca25a1be.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Bé trai ở Thái Nguyên trượt chân rơi xuống sông mất tích

Tối 17/7, tại khu vực cầu Bến Tượng, phường Phan Đình Phùng (trước đây là phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên), tỉnh Thái Nguyên xảy ra một vụ đuối nước.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 18h30 cùng ngày, một nhóm trẻ em ra khu vực gầm cầu Bến Tượng chơi đùa. Trong lúc nô đùa, một bé trai không may trượt chân và rơi xuống sông.

Nạn nhân được xác định là cháu Đ.G.B. (SN 2017), trú tại phường Phan Đình Phùng, Thái Nguyên.

Cứu bệnh nhi đuối nước từ “cánh cửa tử thần” đã đóng

Sau hơn 3 tuần hồi sức tích cực, nỗ lực cứu bé trở về từ “lằn ranh sinh – tử”, điều kỳ diệu đã xảy ra.

Ngày 9/7, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, nhờ kỹ thuật hồi sức chuyên sâu bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhi nguy kịch do đuối nước.

Theo đó, chiều 22/6, một tai nạn đuối nước thương tâm suýt chút nữa đã cướp đi sinh mạng của bé H.C., (8 tuổi, đến từ Hà Tĩnh).