Nam thanh niên 17 tuổi mắc viêm não Nhật Bản di chứng nặng

Không nên chờ đến khi có triệu chứng mới điều trị, bởi khi bệnh đã khởi phát, nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng là rất cao.

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp Viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.

Bệnh nhân N.H.L (17 tuổi, trú tại Hà Nội), vốn khỏe mạnh, đột ngột sốt cao liên tục 39–40°C, đau đầu, lơ mơ, giảm ý thức.

viem-nao-2.jpg
Bệnh nhân nguy kịch do viêm não Nhật Bản - Ảnh BVCC

Trong hơn 30 ngày điều trị tại nhiều cơ sở y tế, tình trạng không cải thiện, ý thức ngày càng giảm, kèm suy hô hấp tăng dần. Các bác sĩ ban đầu nghi ngờ viêm não do virus hoặc viêm não tự miễn, song chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng.

Khi chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được đánh giá toàn diện, gồm thăm khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với viêm não Nhật Bản.

ThS.BS Hà Việt Huy, Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, việc chẩn đoán viêm não Nhật Bản không dễ, đặc biệt nếu làm muộn. Xét nghiệm huyết thanh chỉ cho kết quả dương tính với tỷ lệ thấp nếu thực hiện trễ, trong khi ở giai đoạn cấp tính, độ đặc hiệu cao hơn nhiều.

“Với ca bệnh này, ngoại trừ xét nghiệm khẳng định bệnh nhân có cả lâm sàng tương đối điển hình của viêm não và bệnh nhân có hình ảnh tổn thương não tại đồi thị đối xứng hai bên – một đặc điểm rất điển hình đã giúp chúng tôi xác định chẩn đoán trường hợp này”, ThS.BS Huy thông tin.

Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng nhiễm trùng toàn thân, tổn thương thần kinh nặng nề, phải thở máy kéo dài. Dù đã được cai máy thở thành công, nhưng ý thức không phục hồi. Hiện bệnh nhân không thể tự ăn uống hay vận động, hoàn toàn phụ thuộc vào chăm sóc của gia đình.

viem-nao-1.jpg
Thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Theo BS Huy, viêm não Nhật Bản do virus Japanese Encephalitis Virus (JEV) là bệnh lý gây tổn thương trực tiếp mô não – khác với viêm màng não vốn chỉ ảnh hưởng lớp màng bao quanh não – nên mức độ nghiêm trọng cao hơn nhiều. Di chứng để lại thường nặng nề và khó phục hồi, nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Viêm não Nhật Bản thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trùng với mùa vải – thời điểm muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh sau khi hút máu chim di cư mang virus. Đây là giai đoạn nguy cơ cao mà các gia đình cần đặc biệt cảnh giác.

“Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và bắt buộc đối với trẻ em. Không nên chờ đến khi có triệu chứng mới điều trị, bởi khi bệnh đã khởi phát, nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng là rất cao. Trẻ sống ở khu vực miền Bắc cần được tiêm đúng lịch và đầy đủ”, BS Huy khuyến cáo.

Nghệ An phát hiện 2 ca viêm não Nhật Bản ở 2 xã miền núi

Ngày 18/7, Trung tâm Y tế Kỳ Sơn (Nghệ An) xác nhận, có hai ca bệnh viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm trên địa bàn.

Mới đây, địa bàn 2 xã Na Ngoi và xã Mường Típ xuất hiện 2 ca bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh nhi ở xã Mường Típ 9 tuổi (xuất hiện triệu chứng vào ngày 4/7) và bệnh nhi ở xã Na Ngoi 8 tuổi (xuất hiện triệu chứng vào ngày 13/7).

Cụ thể, bệnh nhi đầu tiên là bé trai 8 tuổi, khởi phát sốt, đau đầu, mệt mỏi từ ngày 4/7 nhưng được gia đình tự điều trị tại nhà. Sau một tuần không cải thiện, trẻ được đưa đến Trung tâm Y tế và nhanh chóng chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản nhi Nghệ An ngày 10/7.

Nắng nóng bệnh nhân viêm màng não gia tăng

Nắng nóng lượng bệnh nhân nhập viện do viêm não, viêm màng não tăng cao. Bệnh không được điều trị kịp thời để lại nhiều di chứng: Liệt, câm, điếc, mù... 

Từ đầu năm đến nay, khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn (BVĐK) đã tiếp nhận và điều trị cho gần 40 bệnh nhân mắc viêm màng não. Đặc biệt gần đây, trong những ngày nắng nóng lượng bệnh nhân nhập viện do viêm não, viêm màng não tăng cao.

Chỉ trong 7 ngày trở lại đây, khoa Truyền nhiễm tiếp nhận và điều trị cho 7 bệnh nhân mắc viêm màng não. Hầu hết các bệnh nhân đều có các triệu chứng sốt cao, đau đầu, buồn nôn, cổ cứng, táo bón hoặc tiêu chảy…

Sởi biến chứng nặng, hai người đàn ông phải hồi sức tích cực

Sởi giai đoạn đầu có thể chỉ là sốt, ho, phát ban, nhưng biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim, suy đa tạng... có thể xảy ra rất nhanh.

Sởi biến chứng suy hô hấp, suy đa tạng....

Hai người đàn ông trong độ tuổi lao động, không có tiền sử bệnh nền nặng, hiện đang chiến đấu giành lại sự sống từng giờ tại đơn vị Hồi sức tích cực - Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vì mắc sởi.