Ăn cơm với cá thu, người đàn ông 32 tuổi sốc phản vệ

Không chủ quan với các biểu hiện bất thường sau ăn uống, dùng thuốc, tiếp xúc hóa chất, không khí ô nhiễm… bởi có thể dị ứng gây sốc phản vệ.

Ngày 23/7, Trung tâm Y tế Quảng Yên cho biết, Khoa Cấp cứu đã xử lý cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân nam 32 tuổi rơi vào tình trạng sốc phản vệ sau bữa cơm với món cá thu khô – một món ăn dân dã quen thuộc.

Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 5 tiếng trước khi nhập viện, anh có dùng bữa cơm với món cá thu khô. Khoảng 1 tiếng trước khi vào viện, anh bắt đầu cảm thấy khó thở, nóng bừng mặt, kèm đau bụng và đi ngoài phân lỏng một lần. Đáng chú ý là bệnh nhân không xuất hiện ban ngứa ngoài da – một biểu hiện thường thấy của dị ứng.

Nhận thấy tình trạng không cải thiện, người bệnh đã được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế Quảng Yên. Qua thăm khám và làm xét nghiệm, các bác sĩ nhận định bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu của phản vệ độ II – phản ứng dị ứng nghiêm trọng có nguy cơ diễn tiến nặng nếu không xử trí kịp thời.

Ê-kíp cấp cứu đã nhanh chóng triển khai phác đồ điều trị sốc phản vệ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sử dụng adrenaline và các thuốc hỗ trợ hô hấp – tuần hoàn. Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang được theo dõi tích cực.

ca-kho-thu.jpg
Ăn cơm với cá thu, người đàn ông 32 tuổi sốc phản vệ - Ảnh BVCC

BSCKI Vũ Trọng Tuấn, Trưởng trưởng khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực & Chống độc, Trung tâm Y tế Quảng Yên cho biết, trường hợp bệnh nhân này là một minh chứng điển hình cho việc sốc phản vệ có thể khởi phát với các triệu chứng không điển hình, dễ gây nhầm lẫn hoặc bỏ sót, đặc biệt là không nổi mẩn ngứa – dấu hiệu mà nhiều người thường chờ đợi trước khi nghĩ đến dị ứng.

Theo BSCKI Vũ Trọng Tuấn, dị ứng là kẻ thù giấu mặt trong bữa ăn và môi trường sống. Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với một chất tưởng chừng vô hại, gọi là “dị nguyên”.

Các dị nguyên thường gặp bao gồm: Thực phẩm (như hải sản khô, đậu phộng, trứng…), thuốc men, hóa chất, côn trùng đốt, thời tiết, phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc…

Khi dị ứng xảy ra ở mức độ nặng (phản vệ), người bệnh có thể gặp các biểu hiện như:

Khó thở, thở rít, cảm giác nóng bừng

Choáng váng, tụt huyết áp, đau bụng, nôn ói hoặc tiêu chảy

Da có thể nổi mẩn đỏ, phù mặt – nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện

Nếu không được xử lý sớm, người bệnh có thể tử vong do suy hô hấp hoặc ngừng tuần hoàn.

Các bác sĩ Trung tâm Y tế Quảng Yên khuyến cáo người dân:

Không chủ quan với các biểu hiện bất thường sau ăn uống, dùng thuốc, tiếp xúc hóa chất, không khí ô nhiễm…

Ghi nhớ những loại thực phẩm, thuốc hoặc yếu tố từng gây dị ứng cho bản thân và người thân để phòng tránh.

Luôn thông báo tiền sử dị ứng khi đến khám bệnh hoặc điều trị.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ dị ứng – đặc biệt là khó thở, nóng mặt, tiêu chảy, choáng váng – cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất, không tự ý điều trị tại nhà.

Người có tiền sử phản vệ nên mang theo thuốc cấp cứu (adrenaline autoinjector) nếu có chỉ định, đồng thời cập nhật kiến thức sơ cứu dị ứng cho người thân.

Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân. Dị ứng có thể đến từ những điều quen thuộc nhất – nhưng hậu quả lại không hề nhỏ nếu chúng ta chủ quan.

Một phụ nữ ở TP HCM bất ngờ bị đàn ong vò vẽ tấn công

Người phụ nữ (61 tuổi, ngụ TP HCM) nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ độ 3 sau khi đàn ong vò vẽ đốt khoảng 70 vết, toàn thân chi chít vết đốt.

Ngày 18/7, một phụ nữ 61 tuổi ở TP HCM khi đang đi tập thể dục ở gần nhà thì bất ngờ bị đàn ong vò vẽ tấn công với hơn 70 vết đốt trên cơ thể.

Người bệnh được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn khoảng 40 phút sau khi bị ong đốt.

Sốc phản vệ nguy kịch do tự ý dùng thuốc chữa đau xương khớp

Việc sử dụng sai thuốc không chỉ khiến bệnh không thuyên giảm mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng như sốc phản vệ, tổn thương gan, thận, hệ thần kinh...

Ngày 2/7, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông bí cho biết, bệnh viện đã cấp cứu thành công 1 trường hợp sốc phản vệ nặng do tự mua thuốc về uống.

Theo đó, người bệnh D. 71 tuổi (Uông Bí, Quảng Ninh) có tiền sử dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc, bản thân lại mắc bệnh mạn tính tăng huyết áp, đái tháo đường...

Hai trẻ dị ứng, sốc phản vệ nguy kịch do ăn trứng gà, tôm

Cần cẩn trọng khi cho con thử những món ăn mới, đặc biệt là các loại dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, đậu phộng, sữa...

Ngày 6/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, các bác sĩ khoa Nhi vừa kịp thời cấp cứu thành công 2 bé bị dị ứng thức ăn, trong đó có 1 ca rất nguy kịch do sốc phản vệ.

Trường hợp đầu tiên là bé H.N.T, 10 tháng tuổi, thường trú tại thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, sau khi ăn trứng gà khoảng 1 tiếng thì xuất hiện nổi ban đỏ toàn thân, buồn nôn, nôn nhiều kèm theo khó thở, tím tái được chẩn đoán sốc phản vệ do dị ứng trứng gà. May mắn là bé được người nhà đưa đến viện rất nhanh và xử lý kịp thời.