Chân hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa rắn cắn

Việc tự ý điều trị bằng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng có thể khiến bệnh nghiêm trọng, thậm chí hoại tử, nhiễm trùng huyết, nguy hiểm tính mạng.

Bị rắn cắn vào vùng cổ chân, thay vì đến bệnh viện để có hướng điều trị phù hợp người bệnh lại tự điều trị tại nhà bằng cách đắp thuốc nam. Hậu quả vết thương nhiễm trùng, phải đến bệnh viện cấp cứu.

Như trường hợp của một người đàn ông 53 tuổi (Quảng Yên – Quảng Ninh) vô tình bị rắn cắn. Sau khi tự đắp thuốc tại nhà, người bệnh phải đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí với vùng chân sưng tấy, nóng rát.

Các bác sĩ đã tiến hành xử trí vết thương, cắt lọc tổ chức hoại tử và điều trị kháng sinh tích cực để kiểm soát nhiễm trùng.

chan-hoai-tu.jpg

Chỉ đến khi vết thương có biểu hiện nặng sưng đỏ, chảy dịch... người bệnh mới đến bệnh viện để điều trị. Việc kéo dài thời gian như vậy sẽ khiến việc điều trị phức tạp hơn, người bệnh phải chịu nhiều đau đớn và kéo theo rất nhiều hệ lụy.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, nhiều người dân khi bị côn trùng cắn thường có suy nghĩ vết thương nhỏ có thể tự điều trị nhà. Tuy nhiên, đây là việc làm rất nguy hiểm bởi với các vết thương hở thì việc điều trị bằng các phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

Việc tự ý điều trị bằng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng huyết, nguy hiểm tính mạng.

Các bác sĩ cảnh báo người dân việc tự điều trị các vết thương hở tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao nếu không được xử lý đúng cách. Hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa và điều trị đúng cách.

Hôn mê, ngừng tuần hoàn vì tin thầy lang chữa rắn độc cắn

Với các loại rắn độc, thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân chỉ trong vòng vài giờ, muộn thường là hoại tử mất một phần cơ thể, liệt cơ hô hấp, ngừng tim...

Người đàn ông 50 tuổi, ở Lào Cai nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, ngừng tuần hoàn sau khi bị rắn cắn. Điều đáng nói, bệnh nhân không đến ngay cơ sở y tế sau khi bị cắn, mà chọn điều trị bằng thuốc lá tại nhà thầy lang.

Suy hô hấp, ngừng tim, tổn thương não sau 2 giờ đắp lá

Bé trai bị rắn lục đuôi đỏ cắn nguy kịch

Bé trai 6 tuổi bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi đang chơi gần giàn mướp, được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng nguy kịch.

Tối ngày 15/7, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) vừa tiếp nhận cấp cứu bé trai Đ.Q.H. 6 tuổi ở tỉnh Cà Mau.

Trước lúc nhập viện khoảng 4 giờ, bé đang chơi tại nhà hàng xóm thì bất ngờ bị rắn lục đuôi đỏ rơi từ giàn mướp xuống, cắn trúng ngón chân cái bên trái. Bé bị đau dữ dội, vết thương chảy máu. Người nhà đã nhanh chóng cầm máu và bắt được con rắn. Sau đó, bé được đưa đến bệnh viện địa phương để sơ cứu và truyền dịch trước khi chuyển tuyến đến TP HCM.

Sốc với loài rắn độc cắn người nhiều nhất Việt Nam

Rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris) – loài rắn nổi bật với vẻ ngoài bắt mắt và nọc độc nguy hiểm – là một trong những loài rắn phổ biến nhất Việt Nam.

1. Tên gọi “lục đuôi đỏ” xuất phát từ phần đuôi màu nâu đỏ đặc trưng. Phần lớn cơ thể có màu xanh lục sáng, nhưng phần đuôi chuyển sang đỏ hoặc nâu đỏ, là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của loài. Ảnh: Pinterest.
1. Tên gọi “lục đuôi đỏ” xuất phát từ phần đuôi màu nâu đỏ đặc trưng. Phần lớn cơ thể có màu xanh lục sáng, nhưng phần đuôi chuyển sang đỏ hoặc nâu đỏ, là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của loài. Ảnh: Pinterest.
2. Nọc độc không gây chết người nếu được xử lý kịp thời. Nọc của rắn lục đuôi đỏ gây sưng, đau nhức và hoại tử mô tại chỗ, nhưng hiếm khi dẫn đến tử vong nếu được điều trị đúng cách. Ảnh: Pinterest.
2. Nọc độc không gây chết người nếu được xử lý kịp thời. Nọc của rắn lục đuôi đỏ gây sưng, đau nhức và hoại tử mô tại chỗ, nhưng hiếm khi dẫn đến tử vong nếu được điều trị đúng cách. Ảnh: Pinterest.