Tái khám hậu COVID-19, sự cần thiết bị lãng quên

Tái khám hậu COVID-19 không chỉ là việc kiểm tra lại cho yên tâm, mà còn là hành động có trách nhiệm với chính sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Hội chứng hậu COVID-19 là thuật ngữ dùng để chỉ các triệu chứng tồn tại hoặc xuất hiện sau khi người bệnh đã khỏi COVID-19 từ vài tuần đến vài tháng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 10–20% người mắc COVID-19 có thể gặp phải các triệu chứng kéo dài như: Mệt mỏi, khó thở, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, tim đập nhanh, đau cơ, trầm cảm, lo âu… Một số trường hợp thậm chí gặp biến chứng ở tim, phổi, thần kinh hay nội tiết. Tuy nhiên, nhiều người sau khi có kết quả âm tính và cảm thấy đỡ hơn đã tự xem mình là hoàn toàn khỏe mạnh và không tiếp tục theo dõi sức khỏe, bỏ qua việc tái khám định kỳ. Đây là một sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

cv2.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Vì sao tái khám hậu COVID-19 là cần thiết?

Việc tái khám giúp bác sĩ đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của người bệnh sau khi khỏi bệnh, phát hiện sớm các rối loạn tiềm ẩn và có hướng điều trị kịp thời. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, người từng mắc COVID-19 – đặc biệt là những ca trung bình và nặng, người có bệnh nền, người cao tuổi – nên được kiểm tra lại các chức năng hô hấp, tim mạch, thần kinh và tâm lý ít nhất một lần sau khi khỏi bệnh. Việc tái khám còn có vai trò trấn an tâm lý, giúp người bệnh hiểu rõ tình trạng của mình, từ đó giảm căng thẳng, lo âu, vốn cũng là biểu hiện phổ biến của hậu COVID-19.

Những rào cản vô hình

Một trong những lý do khiến việc tái khám hậu COVID-19 bị lãng quên là do nhận thức của cộng đồng chưa đầy đủ. Với tâm lý “đã khỏi bệnh là xong”, nhiều người không thấy được tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe lâu dài.

Về phía người bệnh, tâm lý sợ phiền phức, tốn kém, hoặc đơn giản là thiếu thông tin cũng khiến họ ngại ngần tái khám. Đặc biệt, với những người trẻ, khỏe mạnh, việc đi khám sau khi đã âm tính dường như là điều không cần thiết.

Cần thay đổi nhận thức và hành động

Đã đến lúc cần nhìn nhận việc tái khám hậu COVID-19 như một phần tất yếu trong quy trình chăm sóc sức khỏe sau đại dịch. Bộ Y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế địa phương cần tiếp tục truyền thông rõ ràng hơn về nguy cơ hậu COVID-19, hướng dẫn người dân đi khám khi có các dấu hiệu bất thường sau khi khỏi bệnh.

Song song đó, các đơn vị y tế nên phát triển dịch vụ khám, tư vấn hậu COVID-19 thân thiện, dễ tiếp cận, có thể kết hợp khám từ xa để phù hợp với điều kiện của người dân.

Chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh COVID-19

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện cập nhật kế hoạch điều trị COVID-19, không để bị động trước diễn biến của dịch.

Trước thực tế thế giới ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19, ngày 19/5, Bộ Y tế đã đề nghị các bệnh viện khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo dự báo tình hình bệnh dịch, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ.

Theo TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có ca tử vong.

Thái Lan ghi nhận 16 ca COVID-19 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo

Biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron có khả năng lây lan nhanh chóng nên cần phòng tránh dịch lây lan trong thời gian tới.

COVID -19 gia tăng ở một số nước

Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, trong vòng 28 ngày tính đến ngày 27/4/2025, thế giới đang ghi nhận 25.463 ca nhiễm COVID-19 (giảm 56,9%), số ca tử vong liên quan đến COVID-19 giảm 37,9% so với 28 ngày trước đó. Brazil đang là quốc gia có số mắc cao trong 28 ngày qua với hơn 7.000 ca mắc, sau đó là Anh với hơn 5.000 ca mắc.

50% phụ nữ trẻ thiếu máu, thiếu sắt, hậu COVID-19 cần quan tâm đúng mức

Bệnh gia tăng chủ yếu do thói quen ăn kiêng không khoa học, rong kinh và các vấn đề phụ khoa ở nhóm phụ nữ trẻ. Đáng chú ý, xu hướng bệnh gia tăng ở nhóm người hậu COVID-19 do rối loạn hấp thu và suy nhược kéo dài.

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý phổ biến trên toàn cầu, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển. Mặc dù có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.

Tại thành phố Thủ Đức - một đô thị trẻ với số lượng lớn công nhân và sinh viên, thiếu máu thiếu sắt đang là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm đặc biệt.