Người phụ nữ tổn thương thính lực do ngoáy tai

Chấn thương tai có thể gây ra các triệu chứng như ù tai, nghe kém, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, chảy máu tai.

Ngày 17/7, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, chị P.T.A.H, 44 tuổi, trú ở tỉnh Tây Ninh (khu vực tỉnh Long An trước đây) nhập viện với lý do chóng mặt dữ dội.

Trước đó 3 ngày, bệnh nhân bị chấn thương tai trái do va quẹt trong lúc ngoáy tai. Sau chấn thương, bệnh nhân bị chảy máu tai, chóng mặt, buồn nôn và nôn ói nhiều, nên đi khám tại Trung tâm Y tế gần nhà với chẩn đoán là theo dõi rối loạn tiền đình - theo dõi thủng nhĩ trái do chấn thương. Tuy nhiên, bệnh nhân còn chóng mặt nhiều, kèm buồn nôn, nôn ói nên đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM .

Ảnh minh họa/Internet

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, chị H. được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết (nội soi, đo chức năng nghe, CT - Scan tai). Kết quả cho thấy, ống tai trái đọng máu cũ, màng nhĩ đọng ít máu đông, sức nghe tai giảm mức độ trung bình nặng.

Ngoài ra, hình ảnh CT – Scan còn cho thấy, chị H. bị vỡ xương thái dương ở hòm nhĩ tai trái, kèm vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch nhẹ vào tiền đình, gián đoạn chuỗi xương đe – bàn đạp. Chị được làm các xét nghiệm cần thiết để phẫu thuật.

BS.CKII Dương Thanh Hồng, Trưởng khoa Tai – Tai Thần kinh, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, kíp trưởng phẫu thuật, can thiệp xử trí tình huống của bệnh nhân H. cho biết: "Chúng tôi đã phẫu thuật mở hòm nhĩ thám sát xương bàn đạp trái, đồng thời chỉnh hình chuỗi xương con bằng trụ dẫn (prosthesis) tái tạo hệ thống truyền âm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được điều trị nội khoa và tình trạng chóng mặt được cải thiện".

Theo bác sĩ Dương Thanh Hồng, chấn thương tai có thể gây ra các triệu chứng như ù tai, nghe kém, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, chảy máu tai.

Ngoài ra còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương tai trong. Đây là tổn thương nặng nhất, gây mất thính lực không hồi phục, chóng mặt dữ dội, mất thăng bằng. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm mê nhĩ, viêm màng não.

Người dân thường có thói quen dùng tăm bông, cây lấy ráy để ngoáy tai hoặc ra hàng quán lấy ráy tai. Theo chuyên gia, đây là thói quen không tốt, không có tác dụng.

Do ráy tai không phải là bệnh lý, trong ống tai có một phần da, tế bào chết của da với chất nhờn của tuyến mồ hôi tạo ra ráy tai. Ráy tai có tác dụng bảo vệ hệ thống cơ quan phức tạp phía sau, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào. Do đó, khi loại bỏ hết ráy tai, lỗ tai của bệnh nhân có nguy cơ bị viêm nhiễm cao.

Tuy nhiên, đối với người có ráy tai ướt, sẽ có khả năng nhiễm trùng gây viêm ống tai ngoài nên cần lấy ra một cách hợp lý, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi lấy ráy tai, mọi người không nên sử dụng những dụng cụ sắt nhọn, dễ gây tổn thương cho màng nhĩ. Trong tai có động mạch cảnh, nếu không may chạm vào thì nguy cơ vỡ mạch máu rất cao. Khi bị vỡ mạch máu, không cấp cứu kịp thời hoặc điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Ngoài ra, trong lúc ngoáy tai, mọi người không nên đưa vật lấy ráy vào sâu trong ống tai. Đặc biệt là không nên ngoáy tai ở chỗ có người hoặc vật qua lại, dễ dẫn đến va chạm làm cây lấy ráy đâm vào tai.

Khi bị chấn thương do ngoáy tai, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

Đau tai sau đi bơi, nhiều người nhầm với viêm tai giữa

Nhiều người tưởng viêm tai giữa sau khi đi bơi, nhưng thực tế có thể chỉ là nút ráy tai tích tụ, gây đau, ù tai và giảm thính lực.

Nhiều người gặp phải tình trạng đau tai, ù tai, cảm giác đầy trong tai và nghe không rõ sau khi đi bơi, nhưng lại nhầm lẫn với viêm tai giữa. Một số trường hợp, bác sĩ phát hiện nguyên nhân thực sự là nút ráy tai làm tắc nghẽn ống tai.

Theo đó, anh P. đến Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 với các triệu chứng đau tai, ù tai và nghe không rõ sau khi đi bơi. Ban đầu, anh nghĩ mình bị viêm tai giữa. Tuy nhiên, qua khám và nội soi, bác sĩ Trương Tấn Phát phát hiện anh bị tắc nghẽn ống tai do nút ráy tai, che khuất hoàn toàn màng nhĩ.

Mải công việc nên thường xuyên tắm khuya, nam thanh niên ở Hà Nội nhập viện vì đầu “đơ đơ”, tai bị điếc

Từ những thói quen không lành mạnh trong sinh hoạt, nam thanh niên ở Hà Nội đã xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường, trong đó nặng nhất là mất thính lực phải nhập viện điều trị.

Bác sĩ CKI Trịnh Thùy Liên, chuyên khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, mới tiếp nhận một nam thanh niên 35 tuổi, ở Hà Nội, tới khám trong tình trạng tê bì nửa mặt trái, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai và nghe kém. Đáng chú ý, tai trái nam bệnh nhân đã mất thính lực hoàn toàn.

Nam bệnh nhân cho biết, hiện anh đang làm tại một xưởng sửa chữa ô tô và thường xuyên phải về khuya. Do đặc thù công việc, anh tan ca rất muộn nên thường xuyên phải tắm khuya. Trung bình mỗi tháng có khoảng 5-6 ngày về nhà lúc 2-3 giờ sáng. Bản thân bệnh nhân dù biết tắm khuya không tốt, nhưng vì không thể sắp xếp được thời gian nên vẫn phải duy trì thói quen này. Gần đây thấy tai nghe kém, đầu “đơ đơ” nhưng vẫn chưa đi khám vì mải công việc. Chỉ đến khi tai mất thính lực bệnh nhân mới quyết định đi khám.

Sét đánh nữ bệnh nhân 55 tuổi chảy máu não nguy kịch

Trường hợp này không chỉ cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn từ thiên tai, mà còn đặt ra những khuyến nghị quan trọng về phòng tránh sét cho người dân.

Ngày 16/7, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và điều trị một ca bệnh hiếm gặp, nữ bệnh nhân 55 tuổi bị sét đánh gây chảy máu não khi đang đi làm đồng.

Một phút chủ quan, hậu quả nặng nề