Vui chơi, trẻ ngã vào mảnh thủy tinh đứt nhiều gân ngón tay

Khi trẻ bị thương, cần sơ cứu đúng cách và đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng lâu dài đến chức năng vận động.

Tối ngày 15/7/2025, Khoa Ngoại tổng hợp và Liên chuyên khoa – Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Khê đã tiếp nhận và xử trí kịp thời một trường hợp tai nạn sinh hoạt ở trẻ nhỏ.

Bệnh nhi là bé trai 4 tuổi, trong lúc vui chơi không may bị ngã và bị mảnh thủy tinh từ chiếc cốc vỡ trước đó đâm vào lòng bàn tay phải, gây chảy máu nhiều. Người nhà đã sơ cứu ban đầu bằng cách băng ép cầm máu trước khi nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế.

Tại khoa Ngoại tổng hợp, qua thăm khám lâm sàng, trẻ trong tình trạng tỉnh táo, lòng bàn tay phải có vết thương dài khoảng 4cm rỉ máu. Kiểm tra phát hiện đứt gân gấp ngón I, II; đứt cơ dạng ngón cái, kèm tổn thương đứt nhánh thần kinh giữa chi phối ngón I, II. Kết quả chụp X-quang không ghi nhận tổn thương xương.

Bệnh nhi được chẩn đoán: “Vết thương bàn tay phải phức tạp, đứt bán phần gân gấp ngón I, II, đứt cơ ô mô cái, cơ dạng ngón cái, tổn thương thần kinh giữa”, được chỉ định phẫu thuật khâu nối gân cơ vùng II – vùng cấm, khâu nối dây thần kinh giữa trên bàn tay nhằm phục hồi chức năng vận động ngón tay.

manh-vo-thuy-tinh.jpg
Trẻ bị mảnh thủy tinh làm đứt gân ngón tay phức tạp - Ảnh BVCC

Ca phẫu thuật được các bác sĩ thực hiện khẩn trương, xử lý vết thương, cầm máu, khâu nối dây thần kinh giữa và các gân cơ tổn thương. Hiện tại, bệnh nhi tỉnh táo, vết mổ khô, bàn tay phải hồng ấm, cảm giác và vận động ngón tay bước đầu được phục hồi.

Các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý giữ gìn an toàn cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Nên cẩn thận với những vật dụng dễ vỡ như cốc thủy tinh, đồ sành sứ... để tránh nguy cơ tai nạn thương tích không mong muốn.

Khi trẻ bị thương, cần sơ cứu đúng cách và đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng lâu dài đến chức năng vận động của trẻ”, lời nhắc của bác sĩ tới các phụ huynh.

Đứt gân cơ vai khi... chơi pickleball

Mới đây, khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận bệnh nhân nam N.T.T. 45 tuổi, vào viện điều trị bị đứt gân cơ trên gai vai trái do chơi pickleball.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được các bác sĩ phẫu thuật khâu chóp xoay và chuyển tập phục hồi chức năng để tập cải thiện vận động khớp vai sau mổ. Người bệnh được bác sĩ điều trị giảm đau, chống viêm tại chỗ bằng các máy điều trị vật lý trị liệu như: điện xung, siêu âm điều trị, sóng ngắn… kết hợp với các bài tập làm mạnh các nhóm cơ vùng vai, cánh tay trái, xoa bóp làm mềm các tổ chức vùng vai bị xơ cứng.
Nguoi dan ong dut gan co vai khi... choi pickleball
Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: BVCC
Sau 4 tuần điều trị, bệnh nhân không còn cảm giác đau nhức khớp vai và cải thiện vận động, chức năng sinh hoạt hằng ngày thực hiện độc lập, có thể tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng.

Theo bác sĩ Lê Thanh Tùng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Pickleball hiện đang trở thành bộ môn thể thao được ưa chuộng. Dù là môn thể thao nhẹ nhàng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, song cũng có nhiều trường hợp gặp phải chấn thương do vận động quá sức hoặc tập luyện không đúng cách. Để tránh các rủi ro, người chơi cần luyện tập điều độ, khởi động kỹ và trang bị kiến thức bảo vệ bản thân trước khi tham gia.

Pickleball là sự kết hợp của tennis, cầu lông, bóng bàn, tạo nên một môn thể thao hấp dẫn. Chơi pickleball đều đặn mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe: Cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và khả năng phối hợp, nâng cao sức khỏe tinh thần. Dù là môn thể thao khá nhẹ nhàng, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ chấn thương, nhất là khi chơi quá sức, như: Bong gân, căng cơ, rách cơ hoặc viêm gân do vận động quá mức ở chân, cẳng tay, khuỷu tay.

Tôn rơi vào chân, người đàn ông bị đứt gân ngón: Cần biết cách phòng ngừa

Tai nạn đứt gân rất dễ xảy ra, nhất là đối với những người thường xuyên làm việc với các vật sắc nhọn như dao, kéo, rựa… nên cần biết cách phòng ngừa.

Ngày 10/4, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại đã phẫu thuật cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân nam 53 tuổi bị đứt gân duỗi ngón 2 - 3 bàn chân phải do vô tình bị mảnh tôn rơi vào chân.

Qua thăm khám các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có vết thương phức tạp, lộ xương, mất cơ năng duỗi ngón II, III. Ngay trong đêm, kíp trực đã quyết định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân.

Xuyên đêm nối 2 bàn tay đứt cho nam TikToker bị sốc mất máu

Phục hồi giải phẫu đôi tay bị chém đứt cùng nhiều vết thương phức tạp sau 6 giờ phẫu thuật xuyên đêm đã thể hiện bản lĩnh của bác sĩ bệnh viện cấp chuyên sâu.

Ngày 14/7, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên cho biết, sau 3 ngày được ê kíp phẫu thuật (thuộc các khoa Gây mê hồi sức; Trung tâm Huyết học – Truyền máu; Phẫu thuật - Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khâu nối hai bàn tay bị chém đứt rời cùng nhiều vết thương phức tạp bằng phương pháp Vi phẫu, sức khỏe của nam TikToker tên N.H (35 tuổi, ở Thái Nguyên) ổn định.

Hai bàn tay của bệnh nhân hồi lưu máu tốt, ngọn chi hồng hào, đã vận động nhẹ được các đầu ngón tay.