Sau nhà vệ sinh, Hà Nội "sắm" đèn chiếu sáng nghìn tỉ

UBND TP Hà Nội vừa đưa ra kế hoạch sẽ đầu tư hàng nghìn tỉ đồng cho hệ thống chiếu sáng. Trong đó có mục tiêu xây dựng 199 công trình mới trị giá gần 1.700 tỉ đồng.

Kế hoạch đầu tư bao gồm nâng cấp trung tâm điều khiển, giám sát chiếu sáng công cộng trị giá 45 tỉ đồng. Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng các quận, huyện, thị xã 199 công trình trị giá gần 1.700 tỉ đồng.
Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng ngõ xóm tại các quận huyện trên 464 tỉ đồng. Cải tạo nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện có trên 158 tỉ đồng, thay thế công nghệ cũ 346 tỉ đồng… trên địa bàn 10 quận nội thành, 19 huyện và thị xã Sơn Tây.
Mục tiêu của TP Hà Nội là nhằm đảm bảo chiếu sáng theo quy chuẩn, quy hoạch, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện. Phấn đấu đến năm 2020, 100% đường đô thị, 80% ngõ xóm, 30% đường chương trình xây dựng nông thôn mới được chiếu sáng.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Giải thích kế hoạch này, UBND TP Hà Nội cho biết hệ thống chiếu sáng đô thị mới hiện nay phát triển cục bộ theo nhu cầu, chưa theo kế hoạch, quy hoạch chiếu sáng.
Số lượng nguồn sáng cao áp thủy ngân có hiệu suất thấp còn nhiều, tổng số hệ thống chiếu sáng công cộng toàn thành phố còn gần 19% là các chóa đèn cũ, xuống cấp, gây hiện tượng suy giảm ánh sáng khá nhanh, cần thay thế.
Bên cạnh các tuyến được xây dựng đồng bộ, còn lại các tuyến phố chủ yếu sử dụng hai loại cột bê tông và tận dụng các cột có sẵn gây cảm giác nhàm chán, tính thẩm mỹ thấp và gây khó khăn trong quá trình vận hành.
Hệ thống dây dẫn cũng làm giảm tính thẩm mỹ và thiếu an toàn vì phần lớn là các loại cáp treo và dây bọc
Hiện tại, Hà Nội có 2.876 km đường giao thông được chiếu sáng, trong đó 1.409 km đường phố. Có 1.226 tủ điện và điều khiển chiếu sáng; tổng công suất lắp đặt là 1.127.119 kW, với gần 97.000 bóng đèn.
Cuối tháng 10/2013, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép, trong đó có 10 nhà vệ sinh 2 buồng và 4 nhà vệ sinh loại 4 buồng.
Tổng mức đầu tư cho 14 nhà vệ sinh dự kiến là 15 tỉ đồng, lấy từ nguồn ngân sách thành phố, trong đó công tác chuẩn bị đầu tư khoảng 350 triệu đồng, được thực hiện ngay trong cuối năm nay. Dự kiến đến năm 2014 sẽ hoàn thành.
Mục tiêu xây dựng là nhằm bổ sung nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, văn minh, sạch đẹp, có hình thức kiến trúc phù hợp với cảnh quan khu vực công cộng, nơi tập trung đông người, phục vụ cộng đồng dân cư và khách vãng lai.

Tài sản nghìn tỷ của tỷ phú Việt 1 tuổi đến đâu?

Đại gia Huỳnh Uy Dũng đã trao quyền thừa kế toàn bộ khu du lịch Đại Nam cho con trai mới 1 tuổi nhưng thực tế cậu bé này làm được "rất ít" với khối tài sản đó.

Thành công từ cái lò vôi

Những cái "nhất thế giới" của cáp treo nghìn tỷ ở Fansipan

(Kiến Thức) - Hệ thống cáp treo sắp được hình thành ở Fansipan là hệ thống cáp treo cao nhất, dài nhất và phức tạp nhất thế giới.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ngày 2/11 đã phát lệnh khởi công Dự án xây dựng hệ thống cáp treo phục vụ du khách tham quan từ Sapa đi thung lũng Mường Hoa và đỉnh Fansipan. Đây là một phần của dự án quần thể du lịch Fansipan - Sapa do Công ty TNHH Dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan - Sapa (thành viên của Tập đoàn Sun Group) làm chủ đầu tư.
 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ngày 2/11 đã phát lệnh khởi công Dự án xây dựng hệ thống cáp treo phục vụ du khách tham quan từ Sapa đi thung lũng Mường Hoa và đỉnh Fansipan. Đây là một phần của dự án quần thể du lịch Fansipan - Sapa do Công ty TNHH Dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan - Sapa (thành viên của Tập đoàn Sun Group) làm chủ đầu tư. 
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 4.400 tỷ đồng với điểm nhấn là hệ thống cáp treo 3 dây, lần đầu tiên có tại châu Á và cũng là hệ thống cáp treo 3 dây dài nhất, cao nhất và phức tạp nhất thế giới do nhà sản xuất Doppelmayr của Áo cung cấp và lắp đặt.
 Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 4.400 tỷ đồng với điểm nhấn là hệ thống cáp treo 3 dây, lần đầu tiên có tại châu Á và cũng là hệ thống cáp treo 3 dây dài nhất, cao nhất và phức tạp nhất thế giới do nhà sản xuất Doppelmayr của Áo cung cấp và lắp đặt.
Hệ thống cáp treo lên đỉnh Fansipan dài khoảng 6,2 km có điểm đầu tại tổ 11 (thuộc thị trấn Sa Pa), vượt qua thung lũng Mường Hoa kết nối với các điểm du lịch mới và lên đỉnh Fansipan ở cao độ 2.900 - 3.000 m. Điểm cao nhất của Fansipan hiện nay được xác định cao 3.143m.
 Hệ thống cáp treo lên đỉnh Fansipan dài khoảng 6,2 km có điểm đầu tại tổ 11 (thuộc thị trấn Sa Pa), vượt qua thung lũng Mường Hoa kết nối với các điểm du lịch mới và lên đỉnh Fansipan ở cao độ 2.900 - 3.000 m. Điểm cao nhất của Fansipan hiện nay được xác định cao 3.143m.
Cáp treo 3 dây là cáp treo duy nhất trên thế giới không cần đến hệ thống cứu hộ thông thường, bởi trong bất cứ hoàn cảnh bất trắc nào, hệ thống này cũng sẽ đưa du khách xuống chân núi an toàn.
Cáp treo 3 dây là cáp treo duy nhất trên thế giới không cần đến hệ thống cứu hộ thông thường, bởi trong bất cứ hoàn cảnh bất trắc nào, hệ thống  này cũng sẽ đưa du khách xuống chân núi an toàn. 
Với vận tốc 8m/s, chỉ mất 15 phút, hệ thống cáp treo này sẽ đưa du khách lên đến đỉnh Fansipan.
  Với vận tốc 8m/s, chỉ mất 15 phút, hệ thống cáp treo này sẽ đưa du khách lên đến đỉnh Fansipan. 
Với sức chứa 35 khách/cabin, hệ thống cáp treo có công suất vận chuyển tối đa 2.000 lượt khách/giờ.
Với sức chứa 35 khách/cabin, hệ thống cáp treo có công suất vận chuyển tối đa 2.000 lượt khách/giờ.
Nhà đầu tư kỳ vọng, sau khi quần thể xây dựng thành công, hệ thống cáp treo đi vào hoạt động sẽ góp phần thu hút lượng khách du lịch đến Sapa lên tới hàng triệu lượt mỗi năm. Dự kiến, hệ thống cáp treo Fansipan sẽ đón du khách vào năm 2015.
 Nhà đầu tư kỳ vọng, sau khi quần thể xây dựng thành công, hệ thống cáp treo đi vào hoạt động sẽ góp phần thu hút lượng khách du lịch đến Sapa lên tới hàng triệu lượt mỗi năm. Dự kiến, hệ thống cáp treo Fansipan sẽ đón du khách vào năm 2015. 
Cáp treo Fansipan được coi là dự án cáp treo có vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam, vượt cả cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) với vốn đầu tư 300 tỷ đồng.
 Cáp treo Fansipan được coi là dự án cáp treo có vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam, vượt cả cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) với vốn đầu tư 300 tỷ đồng.
Trong đó, tuyến cáp treo thứ 3 tại Bà Nà cũng đạt được 4 kỷ lục thế giới cho: Tuyến cáp 1 dây dài nhất thế giới với tổng chiều dài hơn 5.771 m, độ chênh lệch giữa ga đi và ga đến cao nhất thế giới với hơn 1.368 m, chiều dài một sợi cáp không nối dài nhất thế giới với 11.587 m và độ nặng cuộn cáp nặng nhất thế giới với 141,24 tấn.
Trong đó, tuyến cáp treo thứ 3 tại Bà Nà cũng đạt được 4 kỷ lục thế giới cho: Tuyến cáp 1 dây dài nhất thế giới với tổng chiều dài hơn 5.771 m, độ chênh lệch giữa ga đi và ga đến cao nhất thế giới với hơn 1.368 m, chiều dài một sợi cáp không nối dài nhất thế giới với 11.587 m và độ nặng cuộn cáp nặng nhất thế giới với 141,24 tấn.