Ăn healthy sai cách, tốn tiền mà vẫn tăng cân

Nhiều món healthy ngoài quán không hẳn tốt như lời quảng cáo. Ăn lành mạnh cũng cần tỉnh táo chọn đúng.

Những năm gần đây, ăn uống healthy trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ thành thị. Quán xá, nhà hàng thi nhau treo biển “healthy food” như một bảo chứng cho sức khỏe.

Thế nhưng, thực tế những món ăn healthy ngoài quán có thật sự tốt như quảng cáo? Salad, sinh tố detox, sữa hạt... nghe thì bổ dưỡng, nhưng nếu không tinh ý, bạn vẫn có thể vô tình tiêu thụ đường, chất béo, muối ở mức cao mà không hề hay biết. Ăn healthy sai cách không những tốn kém mà còn phản tác dụng.

15.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Khi “healthy food” trở thành chiêu trò marketing

Trước nhu cầu ăn uống xanh – sạch – lành, các quán ăn nhanh chóng bắt trend bằng menu healthy đủ món: từ salad, sandwich nguyên cám, smoothie detox, nước ép rau củ, sữa hạt cho đến các món chay hoặc thuần chay.

Tuy nhiên, đằng sau tấm biển healthy bắt mắt, nhiều quán vẫn phục vụ món ăn chế biến theo hướng... không hề healthy. Một món salad trông xanh mướt nhưng ngập sốt mayonnaise, phô mai, thịt xông khói hay bánh mì bơ tỏi ăn kèm. Một ly sinh tố trái cây tưởng nhẹ bụng nhưng lại pha thêm đường, sữa đặc, siro để hợp khẩu vị.

Điều đáng nói là phần lớn khách hàng dễ bị thuyết phục bởi từ khóa healthy, ít khi để ý đến thành phần thực tế. Khi món ăn được gắn mác detox, low fat, organic…, nhiều người mặc định nó lành mạnh 100% mà quên rằng giá trị dinh dưỡng còn phụ thuộc vào cách chế biến và tỷ lệ các thành phần.

Những cái bẫy phổ biến

Salad, không phải cứ rau là tốt: Salad vốn được xem là lựa chọn số 1 cho người muốn ăn kiêng, giảm cân. Nhưng thực tế, các loại sốt kem béo, phô mai bào, hạt rang muối, thịt nguội... có thể biến đĩa salad chỉ còn là một bom calo tinh vi. Một số món salad còn được rưới sốt ngọt, tăng lượng đường vượt chuẩn.

Nước ép trái cây, có thể tích đường: Smoothie hay nước ép trái cây detox thường thêm sữa chua, sữa tươi, mật ong, thậm chí siro ngọt để dễ uống hơn. Một ly smoothie healthy có thể chứa tới 300-400 calo – tương đương bữa phụ. Nếu uống thêm topping như granola, yến mạch rang đường thì càng “no bụng” và… “no đường”.

Bánh mì nguyên cám, sữa hạt… lành mạnh kiểu nửa vời: Bánh mì nguyên cám, bánh yến mạch cũng không hoàn toàn vô hại nếu thêm bơ, sốt, mứt ngọt hoặc topping bơ lạc nhiều muối. Sữa hạt đóng chai sẵn ngoài quán thường có đường hoặc chất tạo vị ngọt để khách dễ uống.

Món chay thuần chay, hiểu sai là dễ quá calo: Nhiều người cho rằng ăn chay là ăn sạch, tốt cho sức khỏe. Nhưng món chay nhiều dầu chiên đi chiên lại, dùng bột chiên giòn, nước sốt mặn, đường thì không còn thanh đạm như lời quảng cáo nữa.

Quán ăn “healthy” có thật sự “healthy”?

Thực tế, để một món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa dễ ăn, đẹp mắt lại rẻ là bài toán khó. Một phần salad chỉ toàn rau luộc, không sốt béo, không topping mặn hay ngọt thường nhạt miệng, ít người chọn.

Bên cạnh đó, nhiều nguyên liệu thật sự healthy như cá hồi tươi, hạt quinoa, quả bơ, hạt chia… có giá thành cao. Nếu quán muốn giữ giá bán dễ tiếp cận, họ buộc phải thay thế hoặc pha trộn bằng nguyên liệu giá rẻ, gia vị đậm đà để bù lại hương vị.

Hơn nữa, thị trường healthy food phát triển nhanh nhưng chưa có quy chuẩn kiểm soát chặt chẽ về công bố thành phần dinh dưỡng. Phần lớn khách hàng chỉ tin vào những lời giới thiệu chung chung như “ít calo”, “giảm cân”, “detox” mà không yêu cầu minh bạch.

Ăn “healthy” sao cho đúng?

Chọn quán uy tín: Ưu tiên quán minh bạch nguyên liệu, có công bố rõ thành phần, cách chế biến, lượng gia vị.

Tự kiểm soát topping: Khi gọi salad hay smoothie, nên yêu cầu sốt, topping, đường để riêng.

Đọc kỹ menu: Tránh món có phô mai, thịt nguội, sốt kem nếu bạn đang muốn cắt giảm chất béo xấu.

Giữ khẩu phần vừa phải: Đừng vì nghĩ “healthy” mà ăn quá nhiều, dễ dư thừa calo.

Nếu có thời gian, tự làm vẫn tốt hơn: Tự chuẩn bị món salad, sữa hạt, nước ép tại nhà giúp bạn kiểm soát được lượng muối, đường, chất béo.

“Healthy food” ở quán không xấu, cái xấu là người tiêu dùng quá tin vào hình thức mà bỏ qua sự thật dinh dưỡng bên trong. Ăn uống tốt cho sức khỏe không chỉ dừng ở việc gọi đúng món mà còn nằm ở thói quen đọc kỹ, hỏi kỹ, và biết kiểm soát lượng nạp vào.

Đừng để món ăn healthy ngoài hàng trở thành cái bẫy ngọt ngào khiến bạn tốn tiền mà không thu được giá trị sức khỏe nào.

Trẻ ăn chay từ nhỏ, lợi hay hại?

Nhiều phụ huynh cho con ăn chay từ nhỏ vì muốn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu chế độ ăn này có thực sự phù hợp với trẻ em đang lớn?

Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống lành mạnh và bền vững, ăn chay đang trở thành xu hướng phổ biến, không chỉ ở người lớn mà cả trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ lựa chọn cho con ăn chay từ sớm với mong muốn nuôi dưỡng con bằng chế độ ăn thanh đạm, ít độc tố và gần gũi với thiên nhiên.

Tuy nhiên, liệu việc trẻ ăn chay từ nhỏ có thực sự tốt cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện? Hãy cùng phân tích rõ lợi, hại của vấn đề này dưới góc nhìn khoa học.

Giúp con giảm cân đúng cách

Nhiều cha mẹ lo lắng khi con thừa cân nhưng lại lúng túng không biết giảm cân sao cho an toàn. Nếu không đúng cách, việc ép cân có thể gây hại sức khỏe của trẻ.

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em đang là vấn đề báo động tại nhiều gia đình. Béo phì không chỉ ảnh hưởng ngoại hình mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa từ khi còn rất sớm. Tuy nhiên, giúp con giảm cân an toàn, hiệu quả lại không hề dễ nếu cha mẹ không hiểu đúng cách.

8-3907.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Củ mã thầy giúp thanh nhiệt, giảm cân, phòng bệnh mùa hè

Không chỉ thanh mát dễ ăn, củ mã thầy còn ít calo, giàu dưỡng chất, có thể chế biến thành nhiều món chính ngon miệng, tốt cho sức khỏe mùa hè.

Mùa hè, trong khi nhiều người chọn trái cây để giải nhiệt thì củ mã thầy (còn gọi là củ năng) lại là lựa chọn ít ai để ý đến, dù nó được ví như “sâm nước” bởi tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ dưỡng.

cu-ma-thay.jpg
Ảnh minh họa