Giảm trừ thuế thu nhập cá nhân cho giáo dục, y tế - Dân “dễ thở” nhưng…

Việc Nhà nước xem xét giảm trừ những chi phí trên không chỉ giúp người dân “dễ thở” hơn, mà còn thúc đẩy những giá trị nền tảng như giáo dục, sức khỏe và an cư.

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) để trình Quốc hội vào tháng 10 tới. Đồng thời, báo cáo bổ sung một số khoản “giảm trừ đặc biệt", nhằm hỗ trợ người dân về giáo dục, y tế.

Đề xuất cho phép giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đối với các chi phí thiết yếu như học phí, chữa bệnh, mua nhà lần đầu hoặc thuê nhà dài hạn đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn pháp lý và thực tiễn thực thi, nhiều chuyên gia cảnh báo: nếu không có quy định rõ ràng, linh hoạt, một chính sách tốt cũng có thể trở nên kém hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.

87776655.jpg
Luật sư Mai Thảo, Phó Giám đốc TAT Law Firm

để chính sách không rơi vào tình trạng “ý tưởng tốt nhưng hiệu quả thấp

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, Luật sư Mai Thảo, Phó Giám đốc TAT Law Firm - chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về chính sách thuế và quyền dân sự, đề xuất bổ sung các khoản giảm trừ đặc biệt cho thuế thu nhập cá nhân là một bước tiến lớn, thể hiện tinh thần nhân văn và tính chia sẻ của Nhà nước đối với người dân.

Theo luật sư Mai Thảo, những khoản chi phí như học hành, chăm sóc y tế hay ổn định chỗ ở vốn là gánh nặng thường trực với tầng lớp có thu nhập trung bình và thấp, vốn là những người lâu nay vẫn phải chắt chiu từng đồng trong bối cảnh vật giá leo thang và đời sống đô thị đắt đỏ. Bởi vậy, việc Nhà nước xem xét giảm trừ những chi phí này không chỉ giúp người dân “dễ thở” hơn, mà còn gián tiếp thúc đẩy những giá trị nền tảng như giáo dục, sức khỏe và an cư.

Tuy nhiên, để chính sách không rơi vào tình trạng “ý tưởng tốt nhưng hiệu quả thấp”, theo Luật sư Thảo, điều quan trọng nhất là thiết kế quy định sao cho phù hợp với thực tế chi tiêu và hành vi giao dịch của người dân.

“Nếu cứ áp công thức “phải có hóa đơn đỏ”, “phải có hợp đồng công chứng” trong mọi trường hợp, thì chính sách giảm trừ sẽ chỉ ưu ái được một bộ phận thiểu số, còn lại là hàng triệu người bị bỏ lại vì thủ tục và rào cản chứng minh. Một ví dụ dễ thấy là thuê nhà giữa cá nhân với cá nhân – giao dịch rất phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhưng gần như không ai có hóa đơn tài chính cho khoản này. Tương tự, các khoản đóng góp học phí ngoài danh nghĩa chính thức như tiền cơ sở vật chất, tiền học tăng cường, hay tiền thuốc điều trị ngoài danh mục bảo hiểm cũng không dễ gì lấy được chứng từ hợp lệ”, Luật sư Mai Thảo nói.

Theo Luật sư Mai Thảo, vấn đề ở đây không nằm ở người dân thiếu ý thức, mà ở chỗ pháp luật chưa cho phép họ sử dụng các hình thức chứng minh linh hoạt hơn.

“Một chính sách thuế nhân văn phải được vận hành bằng cơ chế có tính nhân văn, không thể cứng nhắc kiểu cũ. Đừng để việc kê khai giảm trừ thuế trở thành nỗi ám ảnh thủ tục.”, Luật sư Mai Thảo nêu ý kiến và cho rằng, thay vì áp đặt đồng loạt một kiểu giấy tờ, nên chấp nhận các hình thức như biên lai thanh toán, hợp đồng viết tay có xác nhận của địa phương, thậm chí là bản cam kết chịu trách nhiệm kèm chứng cứ tối thiểu. Đây là điều mà nhiều quốc gia đã áp dụng từ lâu, dưới hình thức “tự kê khai có hậu kiểm”, nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận chính sách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cũng cần làm rõ các khái niệm pháp lý như “mua nhà lần đầu”, bởi nếu không có tiêu chí cụ thể, sẽ khó xác định người nào thực sự đủ điều kiện.

Luật sư Mai Thảo gợi ý nên căn cứ theo thông tin tài sản tại thời điểm đăng ký giảm trừ, kết hợp với dữ liệu từ hệ thống đăng ký đất đai hoặc ngân hàng. Với thuê nhà, nên đưa ra một mức trần cố định hoặc tỷ lệ phần trăm thu nhập được giảm trừ, để tránh tranh cãi khi người dân không thể xuất trình đủ chứng từ.

Giảm trừ đặc biệt- một tuyên ngôn về công lý thuế

Một điểm đáng lưu ý khác là tâm lý e ngại của người dân với cơ chế kiểm tra, xác minh. Nếu không có hướng dẫn rõ ràng, việc hậu kiểm có thể bị lạm dụng, gây phiền hà và giảm niềm tin vào hệ thống thuế. Do đó, cần quy định cơ chế kiểm tra chọn mẫu, xử lý nghiêm vi phạm nhưng không làm gián đoạn quyền lợi của đa số tuân thủ. Cán cân giữa chống lạm dụng và bảo vệ người nộp thuế cần được giữ vững bằng sự minh bạch và hợp lý.

Theo Luật sư Mai Thảo, khi được thiết kế đúng cách, chính sách giảm trừ đặc biệt sẽ không chỉ giảm áp lực sống, mà còn góp phần thúc đẩy tinh thần tuân thủ tự nguyện, một yếu tố then chốt trong quản trị thuế hiện đại. “Người dân sẽ không còn coi thuế là gánh nặng, mà là cơ hội để được bảo vệ và hỗ trợ khi gặp khó khăn. Đó là bản chất của một hệ thống thuế nhân văn.”, Luật sư Mai Thảo nói.

Từ góc độ rộng hơn, đề xuất này cũng là một bước chuyển cần thiết trong cải cách chính sách thuế tại Việt Nam, nơi thu nhập bình quân tăng nhưng chi phí sống tăng nhanh hơn, tạo ra áp lực lớn đối với những người không thuộc nhóm ưu đãi thuế cao hoặc thu nhập đầu tư. Nếu thuế không được điều chỉnh để phản ánh đúng sức chịu đựng của người dân, thì chính sách thuế sẽ ngày càng xa rời thực tiễn và tạo ra tâm lý chống đối ngầm.

Tóm lại, giảm trừ đặc biệt không chỉ là một phương án kỹ thuật tài chính, mà còn là một tuyên ngôn về công lý thuế. Có thể nói rằng, nhà nước thấy được những khó khăn thầm lặng và sẵn sàng chia sẻ. Nhưng để thông điệp ấy đến được với cuộc sống, cần nhiều hơn là một nghị định – cần một cách tiếp cận linh hoạt, hợp lý, và tin tưởng vào người dân. Đó mới là điều khiến chính sách thuế trở nên công bằng và có tính nâng đỡ thật sự.

Theo Nghị quyết 191 của Chính phủ, mức giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế sẽ được nghiên cứu, xây dựng dựa trên tiêu chí thu nhập, điều kiện kinh tế - xã hội và sự khác biệt giữa các vùng miền. Bộ Tài chính dự kiến hoàn thiện dự thảo luật, trình Chính phủ tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật vào tháng 7.

Tại họp báo thường kỳ quý II của Bộ Tài chính mới đây, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính dự kiến sẽ sửa đổi tổng thể các quy định của Luật Luật thuế thu nhập cá nhân, trong đó tập trung vào 6 nội dung chính.

Đáng chú ý, theo ông Tuấn, một trong những nội dung quan trọng là nghiên cứu nhằm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để có thể phản ánh đúng, phản ánh kịp thời sự thay đổi về mức sống dân cư, sự thay đổi về các chỉ số kinh tế vĩ mô cũng như các vấn đề có liên quan.

Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội bổ sung các quy định liên quan việc cho phép được giảm trừ một số khoản “giảm trừ đặc biệt”, nhằm thúc đẩy sự phát triển, hỗ trợ người dân trong một số lĩnh vực như giáo dục, y tế.

“Thay vì quy định mức thu nhập chịu thuế cứng trong luật, có thể Quốc hội giao Chính phủ quy định về việc này, nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như xu thế phát triển trong từng giai đoạn”, ông Tuấn nói.

Biểu thuế lũy tiến được xem xét thiết kế lại từng phần, đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, theo hướng thu gọn bậc thuế (hiện tại, trong biểu thuế đang có 7 bậc).

“Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) hiện đã bám sát được tiến độ Chính phủ giao nhằm đảm bảo kịp trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 tới đây”, ông Tuấn thông tin.

Đánh thuế thu nhập từ mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu: Có khả thi?

“Cần yêu cầu nộp thuế với những trường hợp có thu nhập, tức là bán có lãi. Thuế được tính trên chênh lệch giá bán và giá mua, như thế mới đảm bảo công bằng”, ông Nguyễn Văn Đính, PCT Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đề xuất.

Theo các chuyên gia, việc Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu quy định thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS theo thời gian sở hữu sẽ tác động mạnh đến thị trường.

Đề nghị miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ thừa kế, lợi tức

Góp ý xây dựng dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), TP. Đà Nẵng đề nghị miễn thuế với trường hợp: Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là động sản.

Bộ Tài chính vừa tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương... đóng góp cho dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
Theo đó, nhiều ý kiến đề nghị miễn thuế đối với những khoản thu nhập từ cho tặng, thừa kế tài sản là động sản giữa vợ- chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em...

Tiền lì xì liệu có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?

Theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC, tiền lì xì từ công ty cho nhân viên được coi là tiền thưởng và phải chịu thuế thu nhập cá nhân vì không thuộc danh mục tiền thưởng được miễn thuế.

Ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, rất nhiều cơ quan, tổ chức, công ty có tục lệ lì xì đầu năm cho cán bộ, nhân viên.
Nhiều người thắc mắc, khoản tiền lì xì liệu có được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không?