Ngón tay trẻ 6 tuổi sưng tím vì vòng khóa cửa

Khi trẻ gặp tai nạn dị vật thắt chặt tay, chân không nên tự xử lý bằng cách giật mạnh, dùng lực tháo gỡ thô bạo, tránh gây thêm tổn thương mô.

Mới đây, Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận trẻ 6 tuổi, với tình trạng ngón tay sưng nề, bầm tím, có vòng thắt tại gốc ngón do vòng móc khóa, vòng kim loại kẹt cứng, siết chặt, di động khó khăn, gây đau đớn cho trẻ.

Theo lời kể của gia đình trẻ, cách đó 2h, trẻ chơi đùa cho tay vào vòng khóa cửa, sau đó không rút ra được, do không có người lớn xung quanh, trẻ mắc kẹt 1 tiếng cho đến khi bố về. Gia đình đã tìm mọi cách tháo vòng móc nhưng không được, buộc phải cưa toàn bộ khối ra khỏi cửa mang theo trẻ cùng với vòng sắt đến viện.

vong-khoa-cua-1.jpg
Vòng khóa cửa kẹt trong tay trẻ - Ảnh BVCC

Tại thời điểm nhập viện, các bác sĩ đánh giá: Vòng sắt tại vị trí gốc ngón III ôm chặt quanh chu vi ngón, ngón sưng nề nhiều, kích thước gấp 1,5 lần ngón khác, ứ máu tĩnh mạch, da quanh chu vi gốc ngón trầy xước do động tác cố tháo trước đó.

Trường hợp này rất nguy hiểm do máu động mạch lên ngón nhưng máu tĩnh mạch không về được khiến cho ngón sưng nề nhanh chóng, để lâu việc tháo vòng thắt sẽ càng khó khăn và nguy cơ mất cấp máu hoàn toàn ngón và hoại tử ngón tay nếu không được xử lý kịp thời.

Ngay lập tức, ê-kíp cấp cứu phối hợp cùng các bác sĩ Ngoại khoa hoàn tất hồ sơ và đưa trẻ vào phòng mổ khẩn cấp...

Dưới gây mê tĩnh mạch và gây tê vùng, trẻ không đau đớn, thủ thuật lấy dị vật bằng cách giảm nề chủ động, sử dụng các dụng cụ đặc thù, gel bôi trơn, sau 20 phút vòng sắt được lấy bỏ hoàn toàn mà trẻ không có thêm tổn thương. Sau khi tháo, tuần hoàn ngón tay trở về bình thường, vận động ngón tay linh hoạt...

vong-khoa-cua-2.jpg
Chiếc vòng khóa cửa được lấy ra - Ảnh BVCC

Sau phẫu thuật 2 tiếng trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường và được cho về ngay trong ngày. Qua theo dõi sau 24h, tay trẻ vận động tốt, không có dấu hiệu tổn thương chức năng.

Đây là một trường hợp cấp cứu thành công nhờ trẻ được đưa đến viện sớm, các bác sĩ xử trí kịp thời và chính xác. Nếu chậm trễ, vòng thắt kim loại có thể gây thiếu máu kéo dài, dẫn đến hoại tử và mất chức năng ngón tay – thậm chí cần phẫu thuật can thiệp phức tạp.

tre-6-tuoi-vong-khoa-cua.jpg
Các bác sĩ phẫu thuật lấy chiếc vòng trong tay bệnh nhi - Ảnh BVCC

"Khi trẻ gặp tai nạn như kẹt ngón tay, dị vật thắt chặt tay/chân hoặc bị bó bởi vật lạ, phụ huynh không nên tự xử lý bằng cách giật mạnh, dùng lực tháo gỡ thô bạo, tránh gây thêm tổn thương mô.

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được xử trí an toàn và đúng chuyên môn", các bác sĩ khuyến cáo.

Liên tiếp 3 ca thủng nội tạng do xương cá

Trong 3 ngày liên tiếp, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận các ca bệnh thủng ruột, đại tràng và hậu môn do dị vật giống xương cá.

Từ ngày 19-21/5, khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh liên tục tiếp nhận và xử trí phẫu thuật cấp cứu cho 3 trường hợp bệnh nhân bị thủng ruột non, đại tràng và ống hậu môn do dị vật giống xương cá. Các ca bệnh đều nhập viện trong tình trạng đau bụng kéo dài, nhiễm trùng ổ bụng hoặc áp xe.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân P.T.N (44 tuổi) trú tại phường Hà Khẩu, TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh vừa tới khám tại Bệnh viện Bãi Cháy do đau bụng mạn sườn phải 2 ngày, kèm theo bụng chướng nhẹ.

Cụ bà bị xương cá 4cm đâm thủng dạ dày gây phù nề, dịch mủ

Khi dị vật đâm thủng thành dạ dày, dịch tiêu hóa có thể tràn vào khoang bụng, gây viêm phúc mạc nghiêm trọng. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy cơ tử vong cao.

Mới đây, các bác sĩ Trung tâm Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công ca nội soi gắp dị vật sắc nhọn xuyên thủng thành dạ dày vào ổ bụng cho một cụ bà 79 tuổi. Đây là trường hợp hiếm gặp, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.

Bệnh nhân là bà N.T.G. 79 tuổi, (Bắc Sơn, TP. Sầm Sơn), nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ kéo dài nhiều ngày, không đáp ứng điều trị tại tuyến dưới. Sau khi chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bà được chỉ định chụp CT bụng. Kết quả cho thấy có dị vật nghi là xương cá, dài khoảng 4cm, đã xuyên qua thành sau của dạ dày và nằm trong ổ bụng – một tình huống cực kỳ nguy hiểm.