Nội soi cấp cứu người bệnh tắc ruột do dây chằng sau mổ

Tắc ruột sau mổ là biến chứng thường gặp trong phẫu thuật, trong đó tắc ruột do dây chằng có nguy cơ gây nghẹt, hoại tử ruột cao.

Dây chằng dính từ vòi trứng phải gây nghẹt ruột non

Theo đó, ngày 12/5, bệnh nhân H.T.H, 49 tuổi (Tuyên Quang) được đưa vào viện trong tình trạng đau bụng nhiều, bụng chướng, không đại tiện được.

Gia đình bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau bụng từng cơn kèm nôn nhiều, bụng chướng dần lên, không đại tiện được. Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật 2 lần: mổ mở cắt tử cung, mổ cắt u nang buồng trứng bên phải.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân khẩn trương được thăm khám và chẩn đoán ban đầu là tắc ruột, sau khi làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán, kết quả CT- Scanner ổ bụng cho thấy hình ảnh tắc ruột non.

Bệnh nhân đã được ê-kíp phẫu thuật do ThS.BS Nguyễn Viết Thắng khoa Ngoại Tổng hợp, phối hợp cùng ê-kíp khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức tiến hành mổ cấp cứu nội soi ngay lập tức.

tac-ruot-sau-mosua-6724.jpg
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Trong quá trình mổ, phát hiện một dây chằng dính từ vòi trứng phải, vắt qua 1 đoạn ruột non gây nghẹt ruột non hồi tràng, đoạn ruột phía trên giãn to, tím đen (chưa có dấu hiệu hoại tử ruột).

Các bác sĩ đã thực hiện cắt bỏ hoàn toàn dải dây chằng, giải phóng quai ruột bị kẹt, rửa ổ bụng và kiểm tra toàn bộ ruột non, xác định tình trạng hồi phục tốt. Toàn bộ ca mổ được thực hiện hoàn toàn bằng kỹ thuật nội soi ít xâm lấn an toàn, thời gian mổ chỉ khoảng 60 phút.

Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi sát, điều trị và chăm sóc tích cực tại khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện. Đến ngày thứ 2 hậu phẫu, bệnh nhân hết đau bụng, bụng mềm, rút sonde dạ dày, ăn nhẹ được, trung tiện trở lại, sinh hiệu ổn định.

tac-ruot-sau-mo-1.jpg
Dây chằng vắt ngang hồi tràng, đoạn ruột phía trên giãn to, tím - Ảnh BVCC

Chẩn đoán chính xác – can thiệp nội soi kịp thời

Theo ThS.BS. Nguyễn Viết Thắng cho biết, tắc ruột sau mổ là một biến chứng thường gặp trong phẫu thuật vùng bụng, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do dây chằng và dính ruột. Trong đó tắc ruột do dây chằng có nguy cơ gây nghẹt, hoại tử ruột cao, là một cấp cứu tối cấp đòi hỏi phải được phát hiện và xử lý kịp thời.

tac-ruot-sau-mo-2.jpg
Thăm khám cho người bệnh sau phẫu thuật - Ảnh BVCC

Phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột là một trong nhiều kỹ thuật cao đang được Khoa Ngoại Tổng hợp áp dụng để mang lợi ích cho người bệnh. Vết mổ nhỏ, thẩm mỹ, đỡ đau sau mổ, hồi phục nhanh hơn thay cho đường mổ mở lớn, sẹo xấu, phục hồi chậm sau mổ.

Đặc biệt, phẫu thuật nội soi gây ít tổn thương thành bụng và trong ổ bụng hơn so với mổ mở, qua đó giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ tắc ruột do dính dây chằng cho bệnh nhân.

Tất cả các trường hợp bệnh nhân đã có tiền sử phẫu thuật vùng bụng khi xuất hiện 1 trong các biểu hiện đau bụng cơn, nôn, bụng chướng, bí trung, đại tiện nên đến cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc”, ThS.BS Thắng khuyến cáo.

Đầy bụng, chán ăn, cụ bà 65 tuổi không ngờ bã thức ăn đầy dạ dày

Bã thức ăn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm loét, tắc ruột, thậm chí thủng dạ dày nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài do bã thức ăn đầy dạ dày

Bã thức ăn dạ dày (bezoar) là một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm loét, tắc ruột, thậm chí thủng dạ dày nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Trường hợp bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới đây là lời nhắc nhở rõ ràng về việc không nên chủ quan với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Đau bụng sau sinh không ngờ ung thư cổ tử cung di căn gây tắc ruột

Bệnh nhân vừa phải đối diện với ung thư cổ tử cung giai đoạn IV vừa đối diện hội chứng Steven Johnson, khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Sau 15 ngày hóa trị, bệnh nhân đã hồi phục kỳ diệu.

Tháng 3/2025, sau khi sinh con được 4 tháng, chị H. (38 tuổi, Tây Ninh) bị đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Lo lắng vì cơn đau ngày càng trầm trọng, chị đã đến thăm khám tại một bệnh viện lớn ở TP HCM và được chẩn đoán ung thư cổ tử cung xâm lấn đại trực tràng gây tắc ruột.

Đặc biệt, trước đó chị H. không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt. Tại cơ sở y tế, chị H. đã được chỉ định phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo đại tràng ngang giải quyết tình trạng tắc ruột và giảm đau bụng, sau đó được hướng dẫn chờ một thời gian để điều trị ung thư cổ tử cung.