Giữ vệ sinh hô hấp nơi công cộng, hành động nhỏ, lợi ích lớn

Việc giữ vệ sinh hô hấp không chỉ là hành vi có trách nhiệm với sức khỏe của bản thân mà còn thể hiện sự tôn trọng với những người xung quanh.

Việc giữ gìn vệ sinh hô hấp nơi công cộng đã trở thành một hành động cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, không ít người vẫn xem nhẹ vấn đề này, cho rằng đó chỉ là những hành động nhỏ, không đáng kể. Thực tế, chính từ những ý thức tưởng chừng như nhỏ bé ấy lại mang đến lợi ích lớn lao cho cộng đồng và bản thân mỗi người.

hh1.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Vệ sinh hô hấp không chỉ là phép lịch sự

Hắt hơi, ho mà không che miệng, vứt khẩu trang bừa bãi hay không rửa tay sau khi ho, sổ mũi… đều là những hành vi tưởng như vô hại nhưng lại có thể góp phần lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường hô hấp như cảm cúm, lao phổi, viêm phổi, COVID-19. Chỉ cần một người thiếu ý thức, vi khuẩn và virus có thể lan truyền trong không gian chung, đặc biệt là tại những nơi công cộng như bệnh viện, trường học, siêu thị, phương tiện giao thông…

Việc giữ vệ sinh hô hấp không chỉ là hành vi có trách nhiệm với sức khỏe của bản thân mà còn thể hiện sự tôn trọng với những người xung quanh.

Lợi ích lớn từ việc làm nhỏ

Thực hiện tốt vệ sinh hô hấp nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

Ngăn ngừa lây lan dịch bệnh: Các bệnh về đường hô hấp lây lan rất nhanh, đặc biệt trong môi trường kín hoặc đông người. Khi mỗi người có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, khả năng lây lan sẽ giảm đáng kể.

Giảm gánh nặng y tế cho xã hội: Ít người mắc bệnh đồng nghĩa với việc hệ thống y tế không bị quá tải, chi phí điều trị giảm, ngân sách quốc gia được tiết kiệm.

Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh: Một cộng đồng văn minh là cộng đồng mà ở đó, mỗi người biết tự bảo vệ mình và tôn trọng sự an toàn của người khác.

Giáo dục ý thức cho thế hệ sau: Trẻ em học theo người lớn. Khi người lớn giữ vệ sinh nơi công cộng, trẻ nhỏ cũng sẽ được giáo dục về trách nhiệm cộng đồng từ sớm.

Làm thế nào để giữ vệ sinh hô hấp nơi công cộng?

Luôn che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay áo.

Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đặc biệt là khi bị cảm hoặc đang nghi ngờ mắc bệnh.

Không khạc nhổ bừa bãi, không vứt khẩu trang, khăn giấy đã qua sử dụng ra môi trường.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi ho, hắt hơi hoặc chạm vào các bề mặt công cộng.

Hạn chế tiếp xúc gần với người có dấu hiệu bệnh hô hấp.

Tuyên truyền và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện hành vi văn minh này.

Suy hô hấp bởi đầu chổi vệ sinh nòng khí quản rơi vào đường thở

Dị vật đường thở là một trong những trường hợp cấp cứu thường gặp, đặc biệt nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM) vừa tiếp nhận bệnh nhân L.T.L. 74 tuổi được người nhà đưa vào viện trong tình trạng suy hô hấp cấp.

Qua khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhân L. từng bị đột quỵ xuất huyết não, để lại di chứng rối loạn thần kinh - nhận thức, cộng thêm tình trạng đái tháo đường. Bệnh nhân nằm tại chỗ nhiều năm nay, phải mở khí quản từ tháng 10 năm ngoái. Đây là thủ thuật tạo đường thông cho khí đi vào phổi mà không qua đường mũi họng để duy trì hô hấp.

TP HCM bệnh tay chân miệng tăng, bác sĩ lưu ý nguy cơ tái nhiễm

Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm: về tim mạch, hô hấp, não... gây tử vong nhanh nếu không được xử lý kịp thời. Trẻ đã từng mắc bệnh, vẫn có nguy cơ tái nhiễm.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM – HCDC, trong tuần thứ 15, thành phố ghi nhận 476 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 36,6% so với trung bình 4 tuần trước.

Tại bệnh viện Nhi đồng 2, số liệu ghi nhận của phòng Kế hoạch tổng hợp về lượng bệnh nhi đến bệnh viện thăm khám và điều trị bệnh tay chân miệng cũng có chiều hướng gia tăng. Để kịp thời phòng bệnh cho trẻ, BS.CK1 Trần Ngọc Lưu, khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ những thông tin khuyến cáo sau đến quý phụ huynh.

Phòng ngừa các bệnh hô hấp mùa nắng nóng

Mùa hè nắng nóng gay gắt, khiến cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng, đặc biệt dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp phòng tránh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn.

Mùa nắng nóng ở Việt Nam thường kéo dài và gay gắt, với nền nhiệt cao và độ ẩm thay đổi thất thường. Đây là thời điểm khiến cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh phát sinh, trong đó các bệnh lý về đường hô hấp là nhóm phổ biến và đáng lo ngại nhất. Việc hiểu rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và có những biện pháp phòng tránh phù hợp sẽ giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn trong mùa hè.

Vì sao mùa nóng lại dễ mắc bệnh hô hấp?