Hành trình hồi sinh cho bé suy hô hấp nặng sau khi chào đời

Do bệnh lý tiềm ẩn từ trong bào thai, bé xuất hiện các dấu hiệu suy hô hấp nặng ngay sau sinh. Đây là những biến chứng không hiếm gặp ở trẻ.

Tập thể y bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực sơ sinh, vô cùng xúc động khi nhận được lá thư cảm ơn đầy tình cảm từ chị N.T.K.T – mẹ của bé N.K.H – một bệnh nhi sơ sinh từng đối mặt với nguy kịch ngay từ những phút đầu đời.

Hành trình gian nan bắt đầu từ khi chào đời

Trước đó, ngày 28/4, bé N.K.H. chào đời bằng phương pháp sinh mổ cấp cứu do mẹ đa ối, thai to – tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé.

Dù đã được theo dõi chặt chẽ và xử trí kịp thời bởi ê-kíp khoa Sản, nhưng do tình trạng bệnh lý tiềm ẩn từ trong bào thai, bé xuất hiện các dấu hiệu suy hô hấp nặng ngay sau sinh, khóc yếu, tím tái – đây là những biến chứng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh.

500742302-1144130824394531-8137232144385113034-n-5752.jpg
Phim chụp phổi của bé trước và sau điều trị - Ảnh BVCC

Nhận thấy tình trạng bất thường, nguy kịch của trẻ, ê-kíp mổ đã khẩn trương mời hỗ trợ từ khoa Sơ sinh xuống cấp cứu tại phòng mổ. Ngay sau khi được xử trí ban đầu: Bóp bóng, đặt nội khí quản… bé được chuyển nhanh về khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực sơ sinh để tiếp tục hồi sức chuyên sâu.

Tại khu điều trị tích cực của khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực sơ sinh, các bác sĩ nhanh chóng thực hiện các biện pháp hồi sức chuyên sâu: Thở máy xâm nhập, bơm surfactant qua nội khí quản, vận mạch và truyền huyết tương.

Trong quá trình điều trị, tình trạng của bé nhiều lần rơi vào nguy kịch do tổn thương phổi nghiêm trọng, rối loạn đông máu, tổn thương gan thận. Dù đã được tư vấn chuyển tuyến trung ương để điều trị tiếp cho bé, nhưng gia đình vẫn kiên định tin tưởng đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc.

Điều kỳ diệu đã đến

500767410-1144195007721446-5677201002264011745-n-2776.jpg
Thư cảm ơn của gia đình bé - Ảnh BVCC

Sau 2 tuần điều trị tích cực, bé dần cải thiện, cai được thở máy và được ghép mẹ. Sau 24 ngày được các bác sĩ, điều dưỡng điều trị và chăm sóc tận tình, bé đã tự thở, bú mẹ tốt, toàn trạng ổn định, chính thức được xuất viện trong niềm hân hoan của cả gia đình và tập thể khoa.

Lá thư cảm ơn từ gia đình bé N.K.H không chỉ là lời tri ân sâu sắc mà còn là nguồn động lực to lớn để đội ngũ thầy thuốc của bệnh viện nói chung và đội ngũ y bác sĩ khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực sơ sinh nói riêng tiếp tục sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc những mầm sống bé nhỏ.

Cứu trẻ đẻ non suy hô hấp do chậm tiêu dịch màng phổi

Suy hô hấp do chậm tiêu dịch phổi không chỉ là cơn thở nhanh thoáng qua mà còn đe dọa tới tính mạng trẻ sơ sinh, với những biến chứng nặng nề.

Các bác sĩ Khoa Nhi - Trung Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa cứu sống thành công trẻ sơ sinh bị suy hô hấp do chậm tiêu dịch phổi. Bệnh nhi là con sản phụ T.T.T.M., 34 tuổi, (Thanh Ba, Phú Thọ).

Ở tuần thai thứ 36, sản phụ hạ sinh bé trai nặng 2,7kg bằng phương pháp sinh mổ tại khoa Sản, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba.

Phát triển đội ngũ hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh

Nhân ngày quốc tế Hộ sinh với chủ đề "Vai trò quan trọng sống còn của Hộ sinh trong thiên tai, thảm họa", Bộ Y tế kêu gọi đầu tư phát triển đội ngũ hộ sinh vững mạnh.

Ngày 5/5 hàng năm, cộng đồng quốc tế cùng nhau kỷ niệm Ngày Quốc tế Hộ sinh, nhằm tôn vinh những đóng góp thầm lặng nhưng vô cùng to lớn của đội ngũ hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ và trẻ em.

Được khởi xướng từ năm 1992 bởi Liên đoàn Hộ sinh Quốc tế (ICM), ngày này đã trở thành dịp để nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò thiết yếu của nghề hộ sinh trong hệ thống y tế và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ sơ sinh.

Giành lại sự sống cho sản phụ 33 tuổi gặp tai biến nguy hiểm

Các bác sĩ gọi hành trình giành lại sự sống cho sản phụ T. là điều kỳ diệu, khi chị bị tắc mạch ối - biến chứng sản khoa nguy hiểm bậc nhất, tỷ lệ tử vong ở mẹ lên đến 90% và ở trẻ sơ sinh lên đến 60%.

Bệnh nhân là chị N.M.T (33 tuổi) vào Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để sinh con lần hai, thai IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) 39 tuần. Do được dự báo là ca sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, các bác sĩ và kỹ thuật viên Khoa Gây mê Hồi sức đã chuẩn bị mọi phương án, sẵn sàng ứng phó với tình huống khẩn cấp.
Trước đó, các chỉ số của mẹ và bé hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, chị T. bất ngờ xuất hiện triệu chứng khó thở, suy hô hấp, mạch khó bắt, tím tái toàn thân, vỡ hồng cầu, tụt huyết áp nghiêm trọng. Đồng thời, tim thai đập chậm bất thường - dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đến cả mẹ và bé.
Ngay lập tức, chế độ báo động đỏ được kích hoạt. Ê-kíp trực nhanh chóng hội chẩn và nghi ngờ sản phụ bị tắc mạch ối.
Gianh lai su song cho san phu gap tai bien nguy hiem
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong ca mổ cấp cứu cho sản phụ. Ảnh: BVCC
Đây là tai biến tối cấp trong sản khoa, với tỷ lệ mắc chỉ khoảng 12/100.000 ca sinh, tỷ lệ tử vong ở mẹ lên đến 90% và ở trẻ sơ sinh lên đến 60%.
Quyết định mổ cấp cứu được đưa ra khẩn trương nhằm giữ lại sự sống cho cả hai mẹ con. Ê-kíp thầy thuốc tích cực hồi sức, đưa chị T. về trạng thái ổn định để tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thông khí, thở máy với chế độ phù hợp để hỗ trợ tối đa chức năng hô hấp.
Trong quá trình mổ, sản phụ bị rối loạn đông máu nặng dẫn đến đờ tử cung. Các bác sĩ đã nỗ lực tối đa để kiểm soát tình trạng và cứu người bệnh.
Sau phẫu thuật, chị T. tiếp tục được theo dõi sát sao và xử trí rối loạn đông máu nghiêm trọng. Trong quá trình hồi sức, có thời điểm cần dùng thuốc vận mạch liều cao, truyền máu và các chế phẩm máu để duy trì huyết động.
Nhờ can thiệp kịp thời, các chỉ số sinh tồn của sản phụ dần cải thiện và ổn định. Bé gái nặng 2,3kg chào đời an toàn, được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục chăm sóc.
Sau khi mạch và huyết áp ổn định, chị T. được chuyển đến cơ sở y tế khác để tiếp tục điều trị. Đến ngày 1/5, người bệnh tỉnh táo, sức khỏe ổn định và xuất viện.
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đánh giá, đây là "điều kỳ diệu", là thành quả của tập thể y tế không ngừng nỗ lực.
Các bác sĩ khuyến cáo, trong sản khoa, không ít trường hợp thai kỳ khỏe mạnh nhưng gặp bất thường khi sinh. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa để hành trình vượt cạn được diễn ra thuận lợi, an toàn nhất.