Loại gạo được ví như ngọc của trời là thuốc quý ít người biết

Gạo nếp là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa protein, tinh bột, đường, vitamin nhóm B… Ngoài làm thực phẩm, gạo nếp còn là vị thuốc quý cho sức khoẻ.

Bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 3) cho biết, gạo nếp thường được dùng nấu xôi, chè, làm bánh. Không chỉ vậy, gạo nếp còn có tác dụng chữa bệnh mà ít người biết đến.

Trong dân gian, gạo nếp được ví là "hạt ngọc của trời". Gạo nếp là một loại gạo quý trước đây chỉ tới dịp đặc biệt như lễ, Tết mới được sử dụng.

Gạo nếp có nhiều tên gọi khác nhau như, gạo hạt tròn, nhu mễ. Trong y học cổ truyền gạo nếp có vị ngọt, tính dược nhiệt (nóng, ấm). Quy kinh: Tỳ, Phế, Vị. Tác dụng, kiện tỳ, bổ trung ích khí, dưỡng vị, ích phế, chỉ hãn.

Bác sĩ Vũ cho hay, gạo nếp tốt cho phụ nữ sau sinh, người viêm loét dạ dày và tốt cho nam giới. Cám gạo nếp được biết tới là bài thuốc chữa liệt dương, tăng cường sinh lý.

Bài thuốc chữa liệt dương gồm: Cám nếp 12g, Hoài sơn 12g, Đinh lăng 12g, Ý dĩ 12g, Hoàng tinh 12g, Hà thủ ô 12g, Kỷ tử 12g, Long nhãn 12g, Trâu cổ 8g, Cao ban long 8g các vị thuốc kể trên sắc lấy nước, hòa tan với sa nhân 6g uống trong ngày.

Loai gao duoc vi nhu ngoc cua troi la thuoc quy it nguoi biet

Gạo nếp, nguồn: Internet

Theo kinh nghiệm dân gian, người bị viêm loét dạ dày cũng có thể dùng gạo nếp, mai mực, cam thảo, mẫu lệ nung, hoàng bá, kê nội kim mỗi thứ 50g, xay bột mịn, ngày uống 20 - 30g với nước ấm.

Phụ nữ sau sinh ăn cháo gạo nếp với chân giò giúp có nhiều sữa. Trường hợp bị tắc tia sữa có thể dùng cơm nếp nóng để chườm làm thông tắc tia sữa cho sản phụ.

Theo bác sĩ Tấn Vũ, cơm nếp nguội giã nhuyễn trộn với bột thuốc dùng để bó gãy xương và bong gân. Cơm nếp ủ cất rượu nếp cái hoa vàng, ngâm rượu trứng và rượu thuốc để bồi bổ sức khỏe.

Trường hợp nôn mửa không ngừng có thể dùng gạo nếp 20g, gừng tươi 3 lát. Gạo nếp sao vàng, sắc cùng với gừng lấy nước uống.

Ngoài ra, nước vo gạo nếp (mễ trấp) còn được dùng làm phụ liệu để tẩm vào thuốc (bạch truật), nhằm tăng tác dụng kiện tỳ, giảm tính háo của vị thuốc. Gạo nếp sao hơi vàng, dùng có tác dụng sinh tân, chỉ khát, giúp cơ thể giảm mệt mỏi khi sốt cao, ra nhiều mồ hôi.

Món ăn - bài thuốc có gạo nếp

Rượu nếp (cơm rượu): cách làm đơn giản, nấu cơm nếp lứt (gạo xay) rồi trộn với men cơm rượu, ủ vài ba hôm, qua quá trình lên men ta được cơm rượu. Mỗi ngày ăn một bát con cơm rượu có tác dụng kiện tỳ, bổ khí khai vị. Đây cũng là món ăn được dùng trong dịp lễ Tết (Tết Đoan ngọ…).

Nước gạo nếp rang: Gạo nếp 1kg, ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài lần, đem vo rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy khô, sao vàng và tán bột để sẵn. Khi dùng hòa với nước sôi, thêm chút đường để uống. Dùng cho các trường hợp nôn ói như trào ngược dạ dày - thực quản, hẹp môn vị, rối loạn do thai nghén...

Hồ bột gạo nếp, củ mài: gạo nếp 500g, củ mài 500g. Gạo nếp ngâm nước khoảng 12 tiếng, vo rửa sạch, để khô, sao tán bột. Củ mài sao qua, tán bột. Mỗi lần lấy mỗi thứ 1 thìa, thêm đường và bột hồ tiêu dùng nước sôi khuấy đều. Ăn bữa sáng khi đói. Dùng cho người cao tuổi, trẻ em ăn kém, suy nhược hoặc do bị tiêu chảy lâu ngày gây tình trạng ăn kém.

Chè gạo nếp, đậu đỏ: gạo nếp 50g, đậu đỏ 50g, cám gạo 50g, đường vừa ăn. Nấu thành chè ăn. Chữa bệnh tê phù.

Bác sĩ Tấn Vũ cho biết, trong gạo nếp có nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp nhưng lại rất khó tiêu nên trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều gạo nếp. Người bị bệnh đàm kết, phong, nhiệt, nên hạn chế dùng. Gạo nếp cũng như các loại gạo ngũ cốc khác, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều gạo nếp trong một lần.

Đây mới là loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe của bạn

Trong thành phần dinh dưỡng của gạo nếp chứa nhiều vitamin, chất béo, tinh bột… tốt cho sức khỏe của bạn.

Giá trị dinh dưỡng của gạo nếp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng gạo nếp là loại có giá trị cao nhất. Theo kết quả nghiên cứu của của trường Đại học tiểu bang Louisana, Mỹ được thực nghiệm trong thế kỷ 21 thì gạo nếp cẩm là một “siêu thực phẩm” bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt xét ở góc độ dinh dưỡng, thứ gạo này là kho thực phẩm quý báu. Trong 100g gạo nếp cẩm chứa một lượng đáng kể vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Về ra mắt mẹ anh nhiệt tình hỏi chuyện, tôi tức anh ách

Nói xong tôi bước thẳng ra sân đi về luôn. Mẹ anh ấm ức chửi đổng lên, còn bạn trai chạy theo khuyên can nhưng tôi cũng kệ.

Mới 24 tuổi nhưng may mắn là công việc của tôi khá ổn định, đã có nhà và xe là do bố mẹ tôi cho. Song, lương tháng của tôi cũng cỡ 60-70 triệu.

Bất ngờ 2 thực phẩm không ngọt nhưng khiến đường huyết tăng vọt

Khi bị tiểu đường, chúng ta cần đặc biệt chú trọng tới chế độ dinh dưỡng. Bởi lẽ nếu không kiêng khem cẩn thận sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot
 Do điều kiện kinh tế tăng cao, việc ăn uống của con người cũng đủ đầy hơn. Tuy nhiên, nhiều người vì lý do ăn uống vô tổ chức nên rất dễ sinh bệnh tật. Trong đó có bệnh tiểu đường. 

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-2
 Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, bạn phải luôn theo dõi lượng đường trong máu và từ chối không chỉ đồ ngọt mà còn cả một số loại thực phẩm sau đây. 2 thực phẩm không ngọt nhưng khiến đường huyết tăng cao là:

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-3
1. Gạo nếp: Gạo nếp tuy không có nhiều vị ngọt nhưng thực tế lượng đường trong nó lại khá cao. Một khi người bệnh tiểu đường ăn nhiều thì dễ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Do đó, nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. 

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-4
 2. Bánh mì: Bữa sáng quen thuộc của nhiều người thường là bánh mì nhưng đây lại không phải loại thực phẩm phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường. Do trong nguyên liệu làm bánh mì có chứa đường nên nếu cố tiêu thụ vào sẽ càng làm lượng đường trong máu tăng cao hơn.

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-5
Người bị tiểu đường nên ăn gì để tốt cho sức khỏe? 1. Gạo lứt: Gạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn. 

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-6
 Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-7
2. Yến mạch: Yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng hoặc nấu với cháo. 

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-8
3. Khoai lang: Tinh bột trong khoai lang là loại tinh bột kháng đường, nghĩa là khoai lang sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin và giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Loại củ này còn có lượng calo tương đối thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường. 

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-9
 Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp phải chứng khó tiêu. Khoai lang rất giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ bên trong dạ dày và làm mềm phân, do đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Khoai lang giúp kích thích sản xuất dịch vị, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa.

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-10
4: Đậu đỗ: Đậu đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường muốn kiểm soát mức đường huyết và cân nặng. Người bệnh có thể trộn chung đậu đỗ, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ cùng với gạo trắng hoặc gạo lứt... để làm thành món ăn tốt cho sức khỏe.