Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng.
Cúm A là bệnh lý cấp tính liên quan đến đường hô hấp, nguyên nhân đến từ việc cơ thể bị xâm nhập bởi nhiều loại virus khác nhau. Chủ yếu là virus cúm có nhóm A, B, C. Loại virus này có nhiều chủng khác nhau, và đây từng là một đại dịch nguy hiểm xuất hiện trước Covid-19 xảy ra trên toàn cầu và gây tử vong cho hàng triệu người trên thế giới.
Cúm A lây truyền qua những đường nào?
Các triệu chứng của cúm A
Biểu hiện của cúm A thường gặp nhất chính là các triệu chứng như: Sốt, ho, nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, đi kèm với đau họng, đau đầu, mệt mỏi… Các triệu chứng này thường được mọi người nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường nên mọi người thường không mấy chú ý và xem nhẹ nó. Nhưng một khi bệnh đã trở nặng người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: Khó thở, đau tức ngực, buồn nôn, khó chịu…
Loại virus cúm A này không phân biệt bất cứ ai. Những đối tượng thường dễ mắc bệnh nhất chính là trẻ nhỏ, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Hoặc bệnh có thể xảy ra ở những người có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch suy giảm.
Cúm A lây qua đường nào?
Virus cúm lây truyền giữa người với người thông qua dịch tiết đường hô hấp. Khi người bị cúm ho, hắt hơi... virus cúm có thể theo dịch tiết ra bên ngoài và phát tán xa khoảng 2 mét trong không khí.
Bên cạnh đó, virus cúm A có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài khoảng 1 tiếng đồng hồ, khi người bình thường chạm vào đồ vật, vật dụng có chứa virus cúm cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Người mang virus cúm có thể truyền cúm cho người khác trước khi xuất hiện các triệu chứng cúm (thời gian ủ bệnh). Thời gian lây truyền virus cúm mạnh nhất từ 3-4 ngày sau khi phát bệnh. Nhóm đối tượng nguy cơ có thể lây truyền virus cúm trong thời gian hơn 7 ngày.
Cách điều trị và phòng bệnh cúm A
Cách điều trị
Khi có các dấu hiệu và phát hiện cúm, bệnh nhân cần được cách ly với mọi người xung quanh. Có thể vào thời gian đầu khi mắc bệnh, người bệnh không cần phải dùng kháng sinh hoặc điều trị tại nhà thông qua ăn uống hoặc sinh hoạt lành mạnh. Nhưng đối với những tình trạng bệnh nhân nặng thì cần được nhập viện để có thể điều trị ngay từ đầu, hạn chế nguồn bệnh lây lan rộng hơn.
Cách phòng tránh bệnh
Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh.
Thường xuyên vệ sinh không gian sống, đồ đạc xung quanh.
Rửa tay thường xuyên, tránh vi khuẩn xâm nhập.
Bổ sung dinh dưỡng và luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Ca mắc cúm A và COVID-19 đều gia tăng: Phân biệt thế nào?
Số lượng bệnh nhân (nhất là các tỉnh phía Bắc) mắc cúm A trái mùa gia tăng, mà số ca mắc các biến thể mới của COVID-19 cũng tăng.
Có bốn loại virus được gọi là cúm A, B, C và D. Cúm A và B là nguyên nhân gây ra bệnh theo mùa xảy ra ở mùa đông. Cúm A (hay cúm mùa) và COVID-19 đều là bệnh lây qua đường hô hấp, nhưng do các loại virus khác nhau gây ra.
COVID-19 dễ lây lan hơn bệnh cúm, nhưng khi ngày càng có nhiều người được chủng ngừa đầy đủ thì việc lây lan sẽ chậm lại. Cả COVID-19 và bệnh cúm mùa biểu hiện các mức độ triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến triệu chứng nghiêm trọng.
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ cúm gia cầm lây sang người xâm nhập Việt Nam
Ngày 1/3, Bộ Y tế có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.
Bộ Y tế cho biết theo thông báo từ Bộ Y tế Campuchia, từ ngày 22/02 Campuchia ghi nhận 2 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có 1 trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A(H5N1) trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014.
Bộ Y tế nhận định trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.