Ca mắc cúm A và COVID-19 đều gia tăng: Phân biệt thế nào?

Số lượng bệnh nhân (nhất là các tỉnh phía Bắc) mắc cúm A trái mùa gia tăng, mà số ca mắc các biến thể mới của COVID-19 cũng tăng.

Có bốn loại virus được gọi là cúm A, B, C và D. Cúm A và B là nguyên nhân gây ra bệnh theo mùa xảy ra ở mùa đông. Cúm A (hay cúm mùa) và COVID-19 đều là bệnh lây qua đường hô hấp, nhưng do các loại virus khác nhau gây ra.

COVID-19 dễ lây lan hơn bệnh cúm, nhưng khi ngày càng có nhiều người được chủng ngừa đầy đủ thì việc lây lan sẽ chậm lại. Cả COVID-19 và bệnh cúm mùa biểu hiện các mức độ triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến triệu chứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng phổ biến mà COVID-19 và bệnh cúm đều có gồm:

  • Sốt hoặc cảm thấy nóng / ớn lạnh
  • Ho
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Viêm họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể
  • Đau đầu
  • Nôn mửa và tiêu chảy
  • Thay đổi hoặc mất vị giác / khứu giác (phổ biến hơn ở COVID-19).
  • Vì một số triệu chứng của cúm A, COVID-19 và các bệnh đường hô hấp nói chung là tương tự nhau, nên không thể phân biệt cúm thường và COVID nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh.

    Ba triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của COVID-19 là sốt, ho khan và khó thở, trong đó khó thở thường không liên quan đến cúm A. Tuy vậy, người tiêm vaccine COVID-19 đủ liều nếu nhiễm bệnh cũng sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, càng ngày càng giống như cảm cúm. Do đó, một người có thể bị nhiễm cả bệnh cúm và COVID-19 cùng một lúc.

    Ca mac cum A va COVID-19 deu gia tang: Phan biet the nao?
    Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. (Ảnh minh họa)

    Mất khứu giác là dấu hiệu được báo cáo sớm và phổ biến liên quan đến SARS-CoV-2. Nó cũng đặc hiệu hơn so với các triệu chứng như sốt, ho. Trong trường hợp cúm A, nghẹt mũi do tích tụ chất nhầy cũng có thể gây mất khứu giác và sẽ hồi phục lại ngay khi đẩy chất nhầy ra ngoài. Còn với COVID-19 mất khứu giác đột ngột có liên quan đến các tế bào thần kinh khứu giác mà không có bất kỳ tắc nghẽn nào. Do đó, những người bị mất khứu giác đột ngột nên nghi ngờ COVID-19 và cần làm xét nghiệm để xác nhận ngay lập tức.

    Theo lý thuyết, một người có thể bị cúm A, cũng như các bệnh đường hô hấp khác và COVID-19 cùng một lúc. Không giống như với SARS-CoV-2, người dân có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh cúm sau nhiều năm tiếp xúc với các chủng virus cúm khác nhau. Tuy vậy, cúm A và COVID-19 đều là những bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trên nhóm đối tượng có nguy cơ cao, do đó việc phòng ngừa và chẩn đoán cả 2 bệnh này đều nên được quan tâm.

    Vĩnh Long: Đi du lịch về, người phụ nữ tử vong vì nhiễm cúm A/H1N1

    (Kiến Thức) - Sau khi đi du lịch ở Đà Lạt, bà L.T.K.H (56 tuổi, ngụ xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) bị sốt cao và tử vong. Nguyên nhân được xác định là bà bị nhiễm cúm A/H1N1.

    Bác sĩ Văn Công Minh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long vừa xác nhận trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có một ca tử vong do nhiễm cúm A/H1N1. Người bị tử vong là bà L.T.K.H (56 tuổi, ngụ xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình).
    Bác sĩ Minh cho biết, trong khi đang đi du lịch ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) thì bà H. bất ngờ bị sốt. Trở về nhà, bà H. tiếp tục có các triệu chứng như: Sổ mũi, ho, hắt hơi, nhức đầu, sốt nên người nhà đã tự đi mua thuốc về cho bà này uống.

    Mặc đồ tập bó sát, hot girl lộ điểm nhạy cảm gây ngượng ngùng

    Sở hữu khuôn mặt xinh đẹp thu hút và vóc dáng quá gợi cảm, bốc lửa, hot girl Vivi khiến mọi người "nóng mắt" khi diện đồ tập bó sát, để lộ điểm nhạy cảm.

    Mac do tap bo sat, hot girl lo diem nhay cam gay nguong ngung
     Vivi, người Hàn Quốc, là một trong những hot girl mới nổi nhận được đông đảo sự quan tâm, chú ý của cư dân mạng thời gian gần đây. 

    Bất ngờ bộ phận cực bổ của gà nhưng thường bị vứt bỏ

    Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều công nhận tác dụng của màng mề gà hay còn gọi là kê nội kim.

    Bat ngo bo phan cuc bo cua ga nhung thuong bi vut bo
     Khi chúng ta chế biến mề gà, mọi người thường bóc bỏ lớp màng màu vàng trong mề và vứt đi vì cho rằng lớp màng này rất bẩn. Thế nhưng, ít người biết rằng, lớp màng mề gà này lại là một vị thuốc quý có tên là kê nội kim. (Ảnh minh họa)