Cảnh giác với nguy cơ tiềm ẩn của cúm B sau “vỏ bọc” hạ sốt

Bệnh nhi 3 tuổi ở Hà Nội mắc cúm B biến chứng viêm phế quản do chưa tiêm vắc xin, tự ý dùng kháng sinh khiến bệnh không thuyên giảm.

Mặc dù đang là mùa hè, dịch cúm vẫn ghi nhận nhiều ca bệnh mới với biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng. Trường hợp bệnh nhi Đ.B.L., 3 tuổi, tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) là lời cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm cúm B và hậu quả khi chậm trễ điều trị.

Biến chứng từ một cơn sốt tưởng chừng đơn giản

Bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec trong tình trạng sốt cao 38,5°C kèm ho đờm, nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi kéo dài hai ngày. Dù đã dùng thuốc hạ sốt, triệu chứng không thuyên giảm. Gia đình tự ý sử dụng kháng sinh nhưng không hiệu quả.

hogn.png
Hình ảnh nội soi Tai-mũi-họng cho thấy biểu hiện viêm mũi họng và amydal cấp mủ. Ảnh BVCC

Qua khai thác bệnh sử, bác sĩ ghi nhận trẻ chưa tiêm vắc xin cúm, từng mắc sởi – yếu tố làm suy giảm miễn dịch. Đáng chú ý, lớp học của bé cũng có vài trẻ có biểu hiện sốt, nghi ngờ lây nhiễm trong môi trường học đường.

Khám lâm sàng tại khoa Nhi cho thấy trẻ tỉnh táo, da niêm mạc hồng, không phát ban, không xuất huyết. Niêm mạc mũi họng viêm đỏ, amydal sưng to có mủ. Phổi ghi nhận nhiều rales phế quản, chưa phát hiện tổn thương nghiêm trọng trên X-quang.

cum-a.jpg
Sốt cao là biểu hiện thường gặp của cúm B.

Các xét nghiệm nhanh cúm cho kết quả dương tính với cúm B. Nội soi tai – mũi – họng xác định bé bị viêm mũi họng cấp và viêm amydal mủ. X-quang phổi cho thấy dày nhẹ thành phế quản hai bên.

ThS.BS Trần Kim Ngọc, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Medlatec chẩn đoán: “Bệnh nhi mắc cúm B biến chứng viêm phế quản và viêm amydal mủ. Đây là ca bệnh điển hình ở nhóm trẻ có yếu tố nguy cơ: chưa tiêm vaccine, từng mắc sởi và sống trong môi trường tập thể”.

Trẻ được điều trị ngoại trú với phác đồ phối hợp kháng virus cúm B, kháng sinh kiểm soát bội nhiễm amydal, cùng thuốc hạ sốt, nhỏ mũi và bù điện giải. Gia đình được hướng dẫn theo dõi sát các dấu hiệu trở nặng như: khó thở, sốt không hạ, tím tái hoặc nôn nhiều. Chế độ chăm sóc tại nhà bao gồm chia nhỏ bữa ăn, bổ sung vitamin, vệ sinh mũi họng và giữ ấm ngực.

Sau vài ngày, tình trạng cải thiện rõ rệt, triệu chứng sốt, ho, nghẹt mũi giảm dần, không ghi nhận biến chứng mới.

Virus cúm B thuộc họ Orthomyxoviridae, lây truyền chủ yếu qua giọt bắn, có thời gian ủ bệnh từ 2–3 ngày, phát tán mạnh nhất trong tuần đầu. Cúm có thể diễn biến nhẹ nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tai – mũi – họng, thậm chí suy hô hấp, suy đa tạng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng.

Trẻ em dưới 5 tuổi, chưa tiêm vắc xin, suy dinh dưỡng, từng mắc bệnh làm suy giảm miễn dịch như sởi… là những đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng khi mắc cúm.

ThS.BS Trần Kim Ngọc cảnh báo: “Cúm B thường diễn tiến lành tính nhưng vẫn có thể gây biến chứng nặng nếu không phát hiện và điều trị sớm. Việc dùng thuốc kháng virus và kháng sinh cần có chỉ định rõ ràng, tránh tự ý sử dụng vì có thể làm chậm trễ quá trình điều trị và tăng nguy cơ kháng thuốc”.

Thống kê từ WHO và CDC Hoa Kỳ cho thấy mỗi năm cúm gây ra 290.000–650.000 ca tử vong do biến chứng hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tại Mỹ, mùa cúm 2019–2020 ghi nhận hơn 7,3 triệu ca cúm B, trong đó trẻ em dưới 18 tuổi chiếm hơn 50%.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện có hai loại vắc xin cúm: bất hoạt (cho trẻ từ 6 tháng) và sống giảm độc lực (cho trẻ từ 2 tuổi). Trẻ 6 tháng đến dưới 9 tuổi cần tiêm 2 mũi trong lần đầu tiên, cách nhau ít nhất 1 tháng, sau đó tiêm nhắc hàng năm để duy trì miễn dịch.

TS.BS Lê Quốc Hùng: Tamiflu không có tác dụng điều trị đối với cúm B và cúm C

Không phải ai bị cúm cũng có thể sử dụng thuốc Tamiflu và việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.

Những ngày sau Tết, thời tiết thất thường khiến diễn tiến bệnh cúm mùa khó lường. Trước số ca nhiễm cúm tăng cao, nhiều người lo ngại tình trạng thiếu thuốc sẽ xảy ra, dẫn đến việc giá thuốc tăng cao hoặc khó tìm mua. Chính vì vậy, người dân có xu hướng mua thuốc Tamiflu - loại thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir dự trữ, coi đó là biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Bị cúm, cứ uống Tamiflu là khỏi?

Mắc cúm A và sởi, bé gái 5 tuổi bị đông đặc phổi

Sau ba tuần mắc sởi, bệnh nhi 5 tuổi sốt cao kéo dài, suy hô hấp, phổi đông đặc cả hai bên, xét nghiệm dương tính cúm A.

Thời điểm giao mùa giữa đông - xuân là giai đoạn bệnh cúm gia tăng mạnh tại Việt Nam, với số ca mắc tăng đáng kể tại các bệnh viện.

Người bệnh đái tháo đường lưu ý gì khi mắc cúm?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính, bệnh có thể nặng lên nhanh chóng gây viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết,… nguy hiểm đến tính mạng.

Cúm A dễ biến chủng nguy hiểm