Mắc cúm A và sởi, bé gái 5 tuổi bị đông đặc phổi

Sau ba tuần mắc sởi, bệnh nhi 5 tuổi sốt cao kéo dài, suy hô hấp, phổi đông đặc cả hai bên, xét nghiệm dương tính cúm A.

Thời điểm giao mùa giữa đông - xuân là giai đoạn bệnh cúm gia tăng mạnh tại Việt Nam, với số ca mắc tăng đáng kể tại các bệnh viện.
Trong thời gian qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đã tiếp nhận một trường hợp mắc cúm A ở trẻ em với bệnh cảnh sốt kéo dài, diễn tiến viêm phổi lan tỏa, suy hô hấp nặng phải thở máy và hồi phục sau điều trị đặc hiệu.
Bệnh nhi là bé gái 5 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, nhập viện với bệnh cảnh sốt cao kéo dài, ho đàm, mắc sởi còn ban cũ rải rác toàn thân 3 tuần trước. Bệnh nhi sốt cao liên tục, suy hô hấp tiến triển nặng trong vòng 3 ngày sau nhập viện, được đặt nội khí quản và chuyển Khoa Hồi sức nhiễm.
Mac cum A va soi, be gai 5 tuoi bi dong dac phoi
 Cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút influenza (chủ yếu týp A, B) gây ra, lây lan chủ yếu qua giọt bắn khi ho, hắt hơi và tiếp xúc gần với người bệnh. Ảnh minh họa
Tình trạng tại khoa, ghi nhận bệnh nhi nhiễm trùng nặng với chỉ số CRP 57 mg/L, procalcitonin 93 ng/mL, X-quang phổi có hình ảnh viêm phổi lan tỏa hai bên, tổn thương phổi tiến triển nhanh. Siêu âm phổi thấy đông đặc gần toàn bộ phổi hai bên kèm tràn dịch màng phổi lượng ít, xét nghiệm IgM sởi dương tính khẳng định chẩn đoán sởi ở tuyến trước.
Ngoài ra các xét nghiệm tìm tác nhân khác như cấy máu, cấy đàm nhiều lần đều âm tính. Tiên lượng đây là một trường hợp viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp cấp tính, có nguy cơ tiến triển nhanh và nặng, do đó, các bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm PCR đa tác nhân trong máu và đàm.
Kết quả PCR đàm dương tính với vi rút cúm A (influenzavirus type A) với tải lượng cao (1,4 × 10⁶ copies). Bệnh nhi nhanh chóng điều trị với Oseltamivir (Tamiflu), kết hợp thở máy xâm lấn, kháng sinh phổ rộng, kiểm soát dịch và dinh dưỡng tối ưu.
Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhi hết sốt, lâm sàng và X-quang phổi cải thiện rõ rệt. 7 ngày sau, bệnh nhi cai được máy thở. Hiện tại, tình trạng bệnh nhi đã ổn định và không cần hỗ trợ hô hấp.
Theo PGS.TS. BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, cúm A có thể gây biến chứng nặng ở trẻ em, đặc biệt là viêm phổi tiến triển nhanh dẫn đến suy hô hấp. Với dịch sởi gây suy giảm miễn dịch có thể là một yếu tố góp phần khiến bệnh cúm diễn tiến nặng hơn. Chẩn đoán sớm bằng các kỹ thuật hiện đại như PCR, test nhanh để định hướng điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, phòng ngừa cúm là biện pháp quan trọng nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng. Tiêm vắc xin cúm hàng năm giúp giảm 40 – 60% nguy cơ nhiễm cúm và giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện do cúm nặng. Ngoài ra, các biện pháp dự phòng khác như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh và giữ vệ sinh cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lây lan cúm trong cộng đồng.
Cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút influenza (chủ yếu týp A, B) gây ra, lây lan chủ yếu qua giọt bắn khi ho, hắt hơi và tiếp xúc gần với người bệnh. Bệnh thường gây ra các triệu chứng nhẹ đến trung bình, nhưng trong một số trường hợp, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người có bệnh nền, cúm có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Trekking Ngũ Chỉ Sơn - “đệ nhất hùng sơn” của Tây Bắc

Dãy núi Ngũ Chỉ Sơn được mệnh danh là “đệ nhất hùng sơn” của Tây Bắc với cung đường trekking khó khăn, ẩn chứa nhiều thử thách cho phượt thủ.

Trekking Ngu Chi Son - “de nhat hung son” cua Tay Bac
 Trong lòng những dãy núi hùng vĩ của Lào Cai, Ngũ Chỉ Sơn hiện lên như một cung đường phiêu lưu đầy thử thách và hấp dẫn. Đỉnh núi cao ngất, những thác nước uốn lượn và những cánh rừng bao la đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, hoang sơ. Ảnh Mây và Núi
Trekking Ngu Chi Son - “de nhat hung son” cua Tay Bac-Hinh-2
Ngũ Chỉ Sơn là đỉnh núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, xã Tả Giàng Phình, huyện Bát Xát. Nơi đây thuộc ranh giới tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn có độ cao khoảng 2850m so với mực nước biển và cách trung tâm thị trấn Tam Đường khoảng 25km. Ảnh Internet

Dùng củ hành tây "xua đuổi" virus cúm, bác sĩ nói gì?

Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ về cách xua đuổi virus cúm bằng củ hành tây. Tuy nhiên, chuyên gia y tế khẳng định, phương pháp trên không chính xác, không có chứng cứ khoa học.

Ngày 7/2, trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ về cách xua đuổi virus cúm bằng củ hành tây. Theo đó, tài khoản N.X.D cho hay, có thể đuổi virus cúm bằng việc trồng củ hành tây trong nước, đặt rải rác khắp nhà.

Cách phòng ngừa cúm mùa khi thời tiết nồm ẩm

Người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp dự phòng bệnh cúm mùa cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Nhiều bệnh nhân mắc cúm A có diễn biến nặng