Lấy hạt hồng xiêm mắc kẹt trong phế quản cụ bà 90 tuổi

Dị vật đường thở là một trong những tai nạn thường gặp không chỉ đối với trẻ nhỏ mà còn cả người lớn tuổi, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Một cụ bà 90 tuổi được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vô tình phát hiện dị vật hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản khi đang điều trị bệnh lý khác tại viện.

Nhờ kỹ thuật nội soi khéo léo và chính xác, bác sĩ khoa Hô hấp đã gắp thành công dị vật ra ngoài, giúp tránh nguy cơ biến chứng hô hấp nghiêm trọng ở người cao tuổi.

Bệnh nhân là N.T.L (90 tuổi) ở phường Cao Xanh, tỉnh Quảng Ninh, đang điều trị viêm mô bào cổ trái và gãy mấu chuyển xương đùi trái tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trong quá trình thăm khám, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, các bác sĩ phát hiện hình ảnh tổn thương đông đặc nhu mô dạng xẹp phổi phân thùy dưới phổi phải, nghi ngờ do có dị vật nằm trong phế quản tương ứng vị trí xẹp phổi.

hat-hong-xeim.jpg
Hình ảnh nghi ngờ dị vật trong phế quản qua phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực - Ảnh BVCC

Ngay sau hội chẩn, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp để tiến hành nội soi phế quản ống mềm kiểm tra, xử trí. Dưới sự hỗ trợ của hệ thống nội soi, các bác sĩ kiểm tra phát hiện vị trí phế quản đáy phổi phải có dị vật hình bầu dục màu đen, trơn nhẵn.

Nội soi đã khéo léo tiếp cận và gắp thành công dị vật ra khỏi phế quản người bệnh sau khoảng 15 phút thực hiện. Sau gắp xác định dị vật là hạt hồng xiêm kích thước 2x1,2cm có bề mặt trơn nhẵn, có cạnh sắc. Nhờ kinh nghiệm và kỹ thuật nội soi thuần thục của đội ngũ bác sĩ đã giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng nguy hiểm.

hat-hong-xiem-1.jpg
hat-hong-xiem-2.jpg
Thực hiện nội soi gắp dị vật nằm trong phế quản bệnh nhân 90 tuổi - Ảnh BVCC

BS.CKI Đinh Tuấn Anh, Phó khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: “Cụ bà nhập viện điều trị bệnh lý khác và vô tình được chúng tôi phát hiện dị vật nằm sâu trong phế quản dù không có triệu chứng rõ ràng.

Do dị vật nằm sâu, bám chắc, đã gây phù nề, đông đặc nhu mô phổi tại chỗ nên chúng tôi hội chẩn điều trị kháng sinh, chống viêm ổn định trước khi can thiệp nội soi.

Quá trình lấy dị vật gặp khó khăn do hạt hồng xiêm trơn nhẵn, dễ trượt khỏi dụng cụ nội soi, đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ thuật thuần thục của kíp thực hiện. Hơn nữa, dị vật lại nằm sâu ở đáy phế quản phổi phải, việc gắp dị vật càng đòi hỏi sự khéo léo và cẩn trọng để tránh gây thêm tổn thương lòng phế quản”.

Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, dị vật có thể bám chắc và sâu hơn, gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, biến chứng nặng hơn có thể gây áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, giãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngày... khi đó sẽ rất khó khăn cho điều trị, cũng như ảnh hưởng lâu dài tới chức năng thở của bệnh nhân.

“Việc gắp bỏ dị vật giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp triệt để và ngăn ngừa các đợt nhiễm trùng tái phát”, bác sĩ Tuấn Anh nhấn mạnh.

z6805764228221-cb02eda499b29d2fa1ada7dcda6f1fa6.jpg
Dị vật nhỏ, trơn nhẵn đòi hỏi bác sĩ phải khéo léo để gắp dị vật ra ngoài nhanh chóng - Ảnh BVCC
hat-hong-xiem-3.jpg
Dị vật là hạt hồng xiêm nhỏ, có cạnh sắc được lấy ra - Ảnh BVCC

Thời gian qua, khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp đã tiếp nhận và xử trí nhiều ca hóc, sặc dị vật đường thở do các tác nhân rất đa dạng: mảnh xương, viên thuốc, các loại hạt hay các vật dụng nhỏ khác…

Nhiều trường hợp đến viện muộn đã gặp biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới chức năng hô hấp.

Dị vật đường thở là một trong những tai nạn thường gặp không chỉ đối với trẻ nhỏ mà còn cả người lớn tuổi, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời.

Để phòng tránh các trường hợp tương tự, bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần chú ý cẩn thận khi ăn uống và làm việc với các vật dụng nhỏ dễ nuốt. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức về việc không tự ý điều trị tại nhà khi không may sặc dị vật vào đường thở và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Đau nhói thực quản sau ăn do dị vật xương cá mắc tại cổ

Dị vật mắc tại thực quản gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu, viêm loét, tạo ổ áp xe, đâm thủng thực quản vào trung thất, các mạch máu...

Tưởng hóc xương đơn giản không ngờ đe dọa tính mạng

Trung tâm Y tế Quảng Yên vừa tiếp nhận một ca cấp cứu hóc dị vật thực quản – một tai nạn sinh hoạt tưởng chừng đơn giản nhưng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không xử trí đúng cách và kịp thời.

Bé 8 tuổi bị tăm tre xuyên thành dạ dày

Các dị vật sắc nhọn như tăm tre khi lọt vào đường tiêu hóa có thể gây thủng ruột, xuất huyết, nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Ngày 11/7, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận và xử trí trường hợp bệnh nhi V.G.H. (8 tuổi, trú tại Khu 9, phường Uông Bí) bị dị vật tăm tre đâm xuyên thành dạ dày – một tình huống hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng.

Theo người nhà cho biết, trước đó trẻ không có tiền sử bệnh lý tiêu hóa. Tuy nhiên, trẻ đột ngột đau bụng dữ dội, gia đình lập tức đưa đến bệnh viện kiểm tra.

Hốt hoảng lấy kim băng trong miệng trẻ khiến dị vật tụt sâu

Khi nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật, tuyệt đối không nên tìm cách móc lấy dị vật, bởi dễ đẩy vào sâu hơn hoặc làm trầy xước vùng hầu họng...

Kim băng đâm vào thực quản do xử lý sai

Ngày 4/7, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, tuần qua, Khoa Tiêu hóa đã tiếp nhận trường hợp bé P.P.K. (12 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng nguy hiểm do nuốt một cây kim băng.