Cảnh báo thực phẩm ăn kiêng gây tổn thương gan, viêm não

(Kiến Thức) - Một số thực phẩm ăn kiêng có thể để lại những tác hại nghiêm trọng với cơ thể, thậm chí dẫn tới tổn thương gan, suy gan, viêm não.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physiology & Behavior, có một số loại thực phẩm ăn kiêng có hàm lượng chất béo thấp và không có chất béo lại chứa rất nhiều đường.
Nếu bạn tiêu thụ và ăn loại thực phẩm này thường xuyên nó vẫn có thể khiến bạn tăng cân và béo lên.
Choang vang thuc pham an kieng co the ton thuong gan, viem nao.
Ảnh minh họa. Nguồn: Boldsky. 
Ngoài ra đường và những chất có hại cho cơ thể khác trong thực phẩm ăn kiêng chế biến sẵn hoàn toàn có nguy cơ gây tổn thương gan, thậm chí viêm não.
Nghiên cứu được thử nghiệm trên chuột và các nhà nghiên cứu nhận thấy những con chuột ăn chế độ ăn kiêng bằng những loại thực phẩm ít chất béo nhưng lại chứa nhiều đường gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
Kết quả thi được ở những con chuột được ăn kiêng, thì việc tạo và hình thành chất béo trong cơ thể chúng cao gấp 2 lần so với bình thường. Trong khi những con chuột ăn uống bình thường theo chế độ cân bằng thì cơ thể khá ổn định.
Ngoài ra, chức năng gan ở những con chuột ăn kiêng cũng bị ảnh hưởng đáng kể, nhiều con chuột có dấu hiệu suy gan, tổn thương gan và viêm não.

Nguyên nhân nào TP HCM xây nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm?

(Kiến Thức) - Kỳ họp bất thường Hội đồng Nhân dân TP HCM đã thông qua dự án xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch với kinh phí dự kiến hơn 1.500 tỷ đồng tại khu đô thị Thủ Thiêm. 

Kỳ họp thứ 10 - HĐND TP HCM khóa IX (kỳ họp bất thường ngày 8/10) đã thông qua dự án đầu tư xây dựng Nhà hát Giao hưởng nhạc và vũ kịch (GHN và VK) tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), với tổng mức đầu tư 1.508 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.

Nhà hát 1.500 tỷ và chuyện xây tượng đài quá hời

Trong những bình luận rôm rả quanh dự án nhà hát giao hưởng ngàn tỷ đồng, không ít ý kiến mang tượng đài ra so sánh: Nhà hát 1.700 chỗ ngồi, “mới có” 1.500 tỷ đồng. Thế thì xây tượng đài xem chừng… “hời” quá.

Trong những bình luận rôm rả quanh dự án nhà hát giao hưởng ngàn tỷ đồng, không ít ý kiến mang tượng đài ra so sánh: Nhà hát 1.700 chỗ ngồi, “mới có” 1.500 tỷ đồng. Thế thì xây tượng đài xem chừng… “hời” quá.
Nha hat 1.500 ty va chuyen xay tuong dai qua hoi
Nhiều người cho rằng, chính quyền nên tập trung nguồn lực vào đầu tư xây dựng các công trình như đường sá, trường học, bệnh viện, hệ thống chống ngập…  
Nhà hát và tượng đài, giống nhau ở chỗ đều phải đầu tư không ít tiền của để dựng xây, tùy theo tầm vóc, qui mô. Và chúng đều có nhiệm vụ mang lại lợi ích tinh thần cho con người. Nhưng không thể coi nhà hát và tượng đài là… như nhau, vì rõ ràng, chúng đưa lại giá trị tinh thần khác nhau. “Cân” nhà hát, tượng đài rồi “đọ giá” để kết luận, thứ nào tốn kém hơn thứ nào, là một cách nghĩ hạn hẹp. Vẫn cần tính toán xem xây dựng một công trình văn hóa lớn trong điều kiện, hoàn cảnh và môi trường hiện nay đã phù hợp hay chưa. Song cách đặt vấn đề đắt, rẻ trong văn hóa, nghệ thuật theo cách trên là không thỏa đáng.

Cận cảnh nơi "ở tạm" của Nhà hát Giao hưởng - Vũ kịch TPHCM

Được thành lập từ năm 1993 nhưng tới nay, Nhà hát Giao hưởng - Vũ kịch TPHCM (HBSO) vẫn chưa có trụ sở để làm việc. Trước đây Nhà hát được cấp tạm một trụ sở nơi khác nhưng sau đó, năm 2012 Nhà hát được dời về tầng hầm của Nhà hát TP và tiếp tục ở tạm từ đó tới nay.

Can canh noi
 Ngay từ lối ra vào khó có thể hình dung nơi đây chính là văn phòng của HBSO - Một nhà hát hàng đầu tại Việt Nam bởi để vào bên trong tầng hầm, khách phải lách người đi qua một bãi xe.