Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo về phản ứng phụ sau tiêm vắc xin AstraZeneca

(Kiến Thức) - Dù nhiều nước trên thế giới đang tạm ngừng tiêm vắc xin AstraZeneca, Việt Nam vẫn tiếp tục chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Các ca phản ứng phụ sau tiêm chủng ở nước ta đều được xử trí kịp thời, sức khỏe ổn định.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia cho biết, có thêm 4.260 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 15/3. Báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng cho thấy, đã ghi nhận thêm các trường hợp phản ứng phụ sau tiêm chủng với các dấu hiệu như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy… tương tự triệu chứng thông thường như thông báo của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca.
Bo Y te tiep tuc khuyen cao ve phan ung phu sau tiem vac xin AstraZeneca
Sau đúng một tuần triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tổng cộng 15.865 người đã được tiêm vắc xin AstraZeneca ở Việt Nam. 
Như vậy, sau đúng một tuần triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tổng cộng 15.865 người đã được tiêm ở 12 tỉnh/thành phố: Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TPHCM, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Hoà Bình và Khánh Hoà.
Đối tượng được tiêm vắc xin AstraZeneca bao gồm: cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Các thông điệp tư vấn và hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm của loại vắc xin mới này được các cán bộ y tế truyền tải cho từng người đi tiêm chủng. Vì vậy, các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm vắc xin COVID-19 cần được người đi tiêm chủng thông báo ngay cho các cơ sở y tế để ngành y tế kịp thời xử lý theo đúng quy định, giúp những trường hợp có phản vệ độ 2 và 3 sớm ổn định sức khoẻ.
Ngày đầu tiên ngay sau khi triển khai, một số người đã thông báo tình trạng đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí buồn ngủ. Dấu hiệu này kéo đến ngày hôm sau ở khoảng một nửa số trường hợp với hiện tượng đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
Quan trọng đây là các triệu chứng thường gặp sau chủng ngừa của phần lớn các vắc xin và đặc biệt là sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Phần lớn mọi người đều ổn sau khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường. Với nhiều trường hợp, hiện tượng này mất đi ngay vào sáng hôm sau, cảm giác như chưa có sự khó chịu sau tiêm chủng như vậy.
Trước khi đưa vắc xin vào triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng được Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Đặc biệt trong những ngày đầu mới triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng đều có sự giám sát, hỗ trợ của Bộ Y tế và các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Viện Pasteur.
Trong quá trình triển khai, người đến tiêm chủng đều được khám sàng lọc trước tiêm chủng và yêu cầu khai báo về tình tạng sức khỏe, bệnh nền và các mũi tiêm chủng trong thời gian gần đây để cán bộ y tế đưa ra chỉ định phù hợp.
Đồng thời người đến tiêm chủng được tư vấn đầy đủ về tác dụng và những sự cố bất lợi có thể xảy ra, những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần thông báo cho cán bộ y tế. Trên thực tế, tất cả các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm đều được theo dõi và báo cáo.
Bo Y te tiep tuc khuyen cao ve phan ung phu sau tiem vac xin AstraZeneca-Hinh-2
Nhiều quốc gia châu Âu và Đông Nam Á quyết định dừng tiêm chủng vắc xin AstraZeneca.
Đến nay, hàng triệu người tại Anh và nhiều nơi trên thế giới đã tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca. Nhiều trường hợp gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, đông máu, tử vong sau khi tiêm chủng. Trước tình hình này, nhiều quốc gia châu Âu và Đông Nam Á quyết định dừng tiêm chủng sản phẩm này. Tính đến tối 15/3, 14 quốc gia, vùng lãnh thổ quyết định tạm dừng sử dụng vắc xin AstraZeneca.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khẳng định chưa có bằng chứng liên quan giữa các sự cố y tế này với vắc xin AstraZeneca. WHO tiếp tục kêu gọi các nước không dừng chương trình tiêm chủng của mình.

Mời độc giả theo dõi video "Lô VACCINE COVID-19 nhập khẩu đầu tiên đã về tới Việt Nam". Nguồn: VTV24.

GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án Tiêm chủng cho biết: Không riêng vắc xin AstraZeneca, hầu hết các loại vắc xin khác cũng đều có phản ứng sau tiêm với một tỉ lệ nhất định. Điều quan trọng là có theo dõi, đánh giá. Bộ Y tế đã đề nghị tất cả địa phương ghi nhận trường hợp có phản ứng sau tiêm, thành lập Hội đồng chuyên môn để đánh giá nguyên nhân.
Hiện tại, WHO và các đơn vị chuyên môn khác vẫn khuyến cáo các quốc gia tiếp tục tiêm vắc xin, cân nhắc lợi ích vắc xin và nguy cơ dịch bệnh. Đến nay cũng chưa có bằng chứng về mối liên hệ giữa vắc xin AstraZeneca với các trường hợp bị đông máu.
Vì vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục tiêm vắc xin như kế hoạch. Số lượng còn lại, dự kiến từ nay đến cuối tháng 3 chúng ta sẽ tiêm hoàn tất.

Úc sẽ xuất xưởng khoảng 85 triệu liều vắc-xin COVID-19

(Kiến Thức) - Úc cho biết nếu 2 thử nghiệm đang được tiến hành hứa hẹn thành công, nước này sẽ có được khoảng 85 triệu liều vắc-xin COVID-19.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết nước này đã ký một thỏa thuận với CSL để sản xuất hai loại vắc xin - một loại do đối thủ AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển, và một loại khác được phát triển trong phòng thí nghiệm riêng của CSL với Đại học Queensland. Điều này cho phép các liều vắc-xin COVID-19 miễn phí sẽ được xuất xưởng trong năm 2021 nếu được cấp phép sử dụng.
Ông Morrison cho biết thêm Úc sẽ nhận được 3,8 triệu liều vắc xin AstraZeneca vào tháng 1 và tháng 2 năm sau, đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối cùng ở Anh, Brazil và Nam Phi.
Uc se xuat xuong khoang 85 trieu lieu vac-xin COVID-19
Úc cho biết nếu 2 thử nghiệm đang được tiến hành hứa hẹn thành công, nước này sẽ có được khoảng 85 triệu liều vắc-xin COVID-19. Ảnh minh họa.
Ông Morrison ước tính chi phí sẽ là 1,7 tỉ đô la Úc (1,24 tỉ USD). 25 triệu dân Úc sẽ có thể bắt đầu tiêm vắc-xin từ tháng 1 tuy nhiên không có gì là đảm bảo, ông nói.

Nữ bác sĩ 2 lần hoãn cưới được chọn tiêm đầu tiên

Bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân là người được chọn tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên tại TP.HCM vào sáng 8/3 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
 

"Khi nghe tin được tiêm vắc xin Covid-19, tôi mơ mọi người đều được tiêm và ước rằng cuộc sống sẽ quay trở lại bình thường như trước, được đi học, đi làm, đi du lịch mà không còn nỗi lo sợ về dịch bệnh", bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân, Khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM), chia sẻ.
Nu bac si 2 lan hoan cuoi duoc chon tiem dau tien
 Bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân, Khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM

Tai biến sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19: Nguy hiểm mức nào?

(Kiến Thức) - Trước sự việc có 11 ca tai biến nặng sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca, Bộ Y tế đã yêu cầu các Sở Y tế TP HCM, Hải Phòng và tỉnh Gia Lai điều tra làm rõ nguyên nhân.

Mới đây, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công điện gửi các Giám đốc Sở Y tế: TP HCM, TP Hải Phòng và tỉnh Gia Lai yêu cầu báo cáo về việc điều tra, đánh giá, kết luận nguyên nhân trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có tên AstraZeneca (Anh-Thụy Điển sản xuất). Cục Y tế dự phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai xác minh thông tin, đồng thời tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng để đánh giá, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm và triển khai các hoạt động theo quy định.
Tai bien sau tiem vac xin ngua COVID-19: Nguy hiem muc nao?
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu báo cáo về việc điều tra, đánh giá, kết luận nguyên nhân trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin AstraZeneca. Ảnh minh họa: Reuters. 

Trước đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, tính đến 17h ngày 12/3, tại 12 điểm tiêm của 10 tỉnh, thành phố đã tiêm chủng cho 1.702 người. Trong số những người được tiêm, 11 trường hợp (trong đó, 6 người tại điểm tiêm của Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM, 4 người tại điểm tiêm Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hải Phòng, 1 người tại Bệnh viện dã chiến Gia Lai) có phản ứng sau tiêm như nổi mày đay, ngứa, phù mạch tại chỗ tiêm, khó thở (có tiền sử hen phế quản)… Tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm này hiện đều có sức khỏe ổn định trong vòng 1 ngày sau đó.

Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, phản ứng độ 2 (được đánh giá là nặng) ở người tiêm vắc-xin là có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan như: mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở nhanh, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; đau bụng, nôn, ỉa chảy; huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp. Phản ứng độ 3 (được đánh giá là nguy kịch) biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như: đường thở có tiếng rít thanh quản, phù thanh quản; thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở; rối loạn ý thức:, vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn; sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

Hàn Quốc điều tra 7 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca

Hàn Quốc mới kết thúc tuần đầu tiên triển khai chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, đã có hàng nghìn trường hợp nghi ngờ gặp phản ứng có hại với vắc xin AstraZeneca (Anh-Thụy Điển), trong đó 7 người đã tử vong.

Hãng tin RT (Nga) dẫn một báo cáo của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) được công bố hôm 6/3 đưa tin cơ quan này đang điều tra vụ việc 7 người tử vong sau khi được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất.

Tai bien sau tiem vac xin ngua COVID-19: Nguy hiem muc nao?-Hinh-2
Nhân viên của viện dưỡng lão tại Seoul được tiêm vắc xin COVID-19 đầu tiên của Hàn Quốc. Ảnh: Reuters