Để ăn sầu riêng mà không lo tăng cân, bạn nên ăn với lượng vừa phải, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động và chọn thời điểm ăn phù hợp.
Trong sầu riêng rất giàu hàm lượng các nguyên tố khoáng như magie, kali, sắt, phốt pho. Đồng thời, sầu riêng chứa vitamin C, vitamin E, vitamin A và vitamin B. Ngoài ra, hàm lượng niacin và axit folic trong loại quả này có thể xếp hàng đầu trong các loại trái cây.
Sầu riêng chứa nhiều chất béo và protein hơn các loại trái cây khác, có thể cung cấp lượng calo cho cơ thể sau khi tiêu thụ. Vì vậy, ăn một ít sầu riêng có lợi cho việc học tập và làm việc trong ngày.
- Ăn sầu riêng với lượng vừa phải, khoảng 1-2 múi mỗi tuần.

Ảnh minh họa/Internet
Một múi sầu riêng với lượng calo lên tới 360 calo có thể chiếm gần một nửa lượng calo của một bữa ăn đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng cân nếu không kiểm soát được khẩu phần. Thêm vào đó, hàm lượng carbohydrate cao là yếu tố khiến quá trình giảm mỡ trở nên khó khăn hơn.
Nhiều người có thể ăn nửa quả mỗi lần nhưng điều này sẽ làm tăng năng lượng nạp vào cơ thể, cản trở quá trình giảm cân, tăng nguy cơ béo phì.
Vì vậy, để vừa thưởng thức sầu riêng vừa giữ được vóc dáng, bạn cần lưu ý:
Cân đối lượng calo cùng các chất dinh dưỡng khác nạp vào cơ thể. Chẳng hạn, đối với người trưởng thành khỏe mạnh, có hoạt động thể lực vừa phải và duy trì cân nặng thì một ngày nạp vào cơ thể 1800 - 2000 calo. Đối với người muốn giảm cân thì lượng calo nạp vào không quá 1500calo/ngày.
Nếu con số này cao hơn sẽ gây tăng cân. Một múi sầu riêng có thể cung cấp đến 360 calo, bằng khoảng 1/2 lượng calo cần thiết trong bữa ăn. Như vậy, khi ăn sầu riêng, cần tính toán để giảm lượng tiêu thụ calo từ các thực phẩm khác.

Ảnh minh họa/Internet
Nên ăn sầu riêng vào buổi sáng hoặc trưa để cơ thể kịp tiêu hao hết lượng calo nạp vào. Nếu ăn sầu riêng vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ - thời điểm cơ thể ít vận động - sẽ khiến calo dư thừa tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ và gây tăng cân.
Không nên ăn sầu riêng thường xuyên, dù có yêu thích đến đâu. Chỉ nên ăn khoảng 2 múi sầu riêng/tuần là tối đa; Không nên ăn sầu riêng với các thức ăn giàu calo khác trong cùng một bữa như cơm trắng, các loại trái cây nhiều đường như mít, các loại nước ngọt.
Tăng cường tập luyện và vận động để đốt cháy nhiều calo, hạn chế tích lũy năng lượng dư thừa trong cơ thể.
Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất và đốt cháy calo sau khi ăn sầu riêng.
Kết hợp sầu riêng với trái cây và rau xanh ít calo để cân bằng dinh dưỡng, tránh kết hợp sầu riêng với các thực phẩm nhiều năng lượng như bánh mì, sữa đặc hay bơ.
Một số nhóm đối tượng cần hạn chế hoặc tránh ăn sầu riêng:
- Người bị dị ứng với sầu riêng.
- Bệnh nhân tiểu đường do nguy cơ tăng đường huyết.
- Người bị cảm, ho hoặc viêm họng vì dễ sinh nhiều đờm.
- Bệnh nhân huyết áp cao và suy thận do hàm lượng kali cao trong sầu riêng.
- Người già hoặc người có hệ tiêu hóa kém, dễ gây khó tiêu, đầy bụng.
- Phụ nữ mang thai, người bệnh phụ khoa hoặc viêm nhiễm.
- Người bị nóng trong hoặc tính nhiệt, vì ăn nhiều dễ gây táo bón, nổi mụn.
- Người thừa cân, béo phì nên hạn chế vì lượng calo và chất béo cao.