Di chuyển xương gân cơ qua cánh tay điều trị trật khớp vai tái diễn

Mất vững khớp vai gây trật khớp vai tái diễn nếu không được điều trị đúng mức sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập luyện thể thao, lao động và sinh hoạt...

Trật tái đi tái lại gây khó khăn trong cuộc sống

Ngày 28/7, Trung tâm Y tế Quảng Yên cho biết, Trung tâm đã thực hiện thành công ca phẫu thuật làm vững khớp vai bằng phương pháp Latarjet, đánh dấu lần đầu tiên kỹ thuật tiên tiến này được áp dụng tại địa phương.

Ca phẫu thuật do BSCKII. Đỗ Văn Cường – chuyên gia phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phối hợp cùng BsCKI. Hoàng Dũng – Trưởng khoa Ngoại, trực tiếp thực hiện.

Bệnh nhân là ông V.T.K, có tiền sử trật khớp vai tái diễn nhiều lần sau chấn thương. Tình trạng tái trật vai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Qua thăm khám và đánh giá cận lâm sàng, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị mất vững khớp vai trước, cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng ổn định cho khớp.

trat-khop-vai.jpg
Ca phẫu thuật trật khớp vai tái diễn cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Phương pháp Latarjet là kỹ thuật hiện đại, thường áp dụng trong điều trị trật khớp vai tái hồi, đặc biệt trong các trường hợp mất xương viền ổ chảo.

Phẫu thuật bao gồm việc di chuyển một phần xương quạ cùng với gân cơ quạ - cánh tay đến vùng trước của ổ chảo để tăng diện tích tiếp xúc, làm “vật cản” cơ học chống trật và tạo sự vững chắc cho khớp vai.

Đây là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phẫu thuật viên có chuyên môn cao và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình.

Sau hơn 2 giờ phẫu thuật căng thẳng, ca mổ đã diễn ra suôn sẻ, an toàn, đảm bảo kỹ thuật và tính thẩm mỹ.

Hiện tại, bệnh nhân hồi phục tốt, không ghi nhận biến chứng hậu phẫu, khớp vai vận động ổn định và chuẩn bị bước vào giai đoạn tập phục hồi chức năng.

Dễ teo cơ và mất chức năng

ThS.BS Phan Bá Hải, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện HN Việt Đức cho biết, trật khớp vai tái diễn là tình trạng trật tái đi tái lại một phần hoặc toàn bộ chỏm xương cánh tay khỏi ổ chảo xương vai. Trật khớp vai chiếm 45 – 50% tổng số trật khớp của cơ thể người.

Mất vững khớp vai gây trật khớp vai tái diễn nếu không được điều trị đúng mức sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập luyện thể thao, lao động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Thường gặp trong chấn thương thể thao do lực chấn thương trực tiếp từ phía sau trong khi tay ở tư thế dạng xoay ngoài hoặc do tai nạn sinh hoạt hay tai nạn giao thông.

trat-khop-vai-2.jpg
Thăm khám cho người bệnh sau phẫu thuật - Ảnh BVCC

Trật khớp vai tái diễn gây ra tình trạng mất vững khớp vai. Người bệnh đến viện với các triệu chứng chủ yếu là đau, lỏng khớp vai, khớp trật tái đi tái lại gây ảnh hưởng sinh hoạt và công việc.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời dẫn tới đau vai, lỏng khớp, teo cơ, mất chức năng khớp vai…

Có rất nhiều phương pháp điều trị trật vai tái diễn:

Điều trị bảo tồn: tập mạnh cơ chóp xoay, delta, ngực lớn và các cơ vùng bả vai.

Phẫu thuật mổ mở: Có nhiều phương pháp mổ mở điều trị mất vững khớp vai phía trước tái diễn, có thể chia thành 3 nhóm chính can thiệp vào: Bao khớp, gân cơ dưới vai hoặc xương.

Phẫu thuật nội soi ra đời đã phát triển nhiều kỹ thuật điều trị tổn thương Bankart. Kỹ thuật nội soi khớp giúp đính lại chính xác vị trí bong sụn viền cũng như khâu chồng bao khớp bị dãn, rách, ngoài ra còn giúp giảm thiểu tổn thương thêm mô lành, sẹo mổ thẩm mỹ, phục hồi tầm vận động sớm và hoàn toàn, phát hiện và điều trị những tổn thương kèm theo.

Cách phòng bệnh

- Khuyến cáo người dân lựa chọn môn thể thao phù hợp với lứa tuổi, mức độ hoạt động thể lực.

- Ngay từ lần trật khớp vai đầu tiên cần được điều trị đúng cách: Nắn trật, bất động, tập phục hồi chức năng.

- Sau khi phẫu thuật trật khớp vai tái diễn người bệnh cần được bất động và hướng dẫn tập phục hồi chức năng một cách bài bản dưới sự hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng và các phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.

– Cách tốt nhất để phòng bệnh hiệu quả hơn đó là khi gặp vấn đề về sức khỏe nên đến khám và nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Giải pháp phục hồi bán trật khớp vai sau đột quỵ

Bán trật khớp vai là một biến chứng thường gặp ở người bệnh sau đột quỵ não, đặc biệt ở những người bệnh có di chứng liệt nửa người. Phục hồi chức năng là giải pháp hiệu quả để điều trị bệnh.

Tay mất chức năng, cơ thể suy kiệt vì đau nhức

Người bệnh nam, 60 tuổi, có tiền sử đột quỵ di chứng liệt nửa người trái. Sau đột quỵ khoảng một tháng, người bệnh bị đau nhức nhiều tại khớp vai bên liệt, vận động ngày càng khó khăn, thường xuyên bị mất ngủ, ăn uống kém dẫn đến suy nhược cơ thể, sụt cân nhiều.

Đông cứng khớp vai... nguy cơ tàn phế

Nhiều người đang bình thường, tự nhiên khớp vai đau, không cử động được kể cả khi có hỗ trợ. Đây không phải đau xương khớp, ung thư... mà vì đông cứng khớp vai.

“Đông cứng khớp vai chiếm khoảng 2% dân số, thường gặp ở lứa tuổi 40 – 60, ở cả nam và nữ. Nếu không được điều trị rất dễ thành tàn phế”, TS.BS Nguyễn Quốc Dũng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ.

Tay mất vận động, xoa bóp, bấm huyệt… ngày càng đau

Liệt tứ chi, suy hô hấp... sau tiêm đau mỏi cổ vai gáy

Nhiều trường hợp vào viện muộn do tự tiêm, bấm huyệt, uống thuốc kéo dài... làm mất “thời gian vàng” điều trị, dẫn đến bị liệt, thở máy... thậm chí tử vong.

Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não vì một mũi tiêm

Ngày 10/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Khoa Cấp cứu mới tiếp nhận một ca bệnh đặc biệt nghiêm trọng, nam bệnh nhân Đ.Đ.B, (70 tuổi, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn tứ chi, mất cảm giác, suy hô hấp cấp, phải đặt nội khí quản và mở khí quản cấp cứu. Dù còn tỉnh táo, bệnh nhân không thể tự thở hay cử động bất kỳ chi nào.