Loại tỏi tưởng vô hại nhưng có thể ảnh hưởng tiêu hóa, hại gan

Dù là gia vị quen thuộc, nhưng 6 loại tỏi sau đây có thể làm hại gan, gây rối loạn tiêu hóa nếu dùng sai cách – thậm chí bị người bán né tránh tuyệt đối.

Tỏi là gia vị quen thuộc trong mọi gian bếp, không chỉ giúp món ăn thêm dậy mùi mà còn được xem như “kháng sinh tự nhiên” nhờ đặc tính kháng khuẩn, tăng miễn dịch. Tuy nhiên, không phải củ tỏi nào ngoài chợ cũng đáng để mua về dùng.

Trên thực tế, nhiều người bán hàng lâu năm còn thẳng thừng từ chối sử dụng những loại tỏi dưới đây vì chất lượng kém, thậm chí tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe.

Tỏi mọc mầm

c74dc86da84c2112785d.jpg
Ảnh minh họa

Hiện tượng tỏi mọc mầm xảy ra khi gặp điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Tuy không gây độc, nhưng khi đã nảy mầm, tỏi sẽ giảm mạnh về chất lượng lẫn hương vị: mất mùi thơm đặc trưng, tép tỏi trở nên xốp, khô, kém hấp dẫn. Tốt nhất, nếu thấy mầm – đừng mua!

Tỏi mềm nhũn

Tỏi đạt chuẩn khi cầm lên thấy chắc tay, các múi rõ ràng. Trong khi đó, loại “tỏi bánh bao” – theo cách ví von của dân buôn – lại mềm oặt, bên trong rỗng và nhão. Mua về chỉ thêm bực mình vì hỏng hóc, chẳng nấu được món gì ra hồn.

Tỏi mốc

toi-moc.jpg
Ảnh minh họa

Đây là loại cần loại bỏ ngay lập tức. Khi thấy bề mặt củ tỏi xuất hiện các đốm đen, nâu hay lớp mốc trắng mờ, đó là dấu hiệu tỏi đã bị nấm mốc. Ăn tỏi mốc lâu dài có thể dẫn đến ngộ độc, gây hại cho gan và sức khỏe nói chung.

Tỏi dập nát

Những củ tỏi bị rách vỏ, dập bên ngoài thường là do quá trình vận chuyển thiếu cẩn thận. Dù nhìn không nghiêm trọng, nhưng những tổn thương này lại là “cửa ngõ” cho vi khuẩn xâm nhập, khiến tỏi dễ hỏng, bốc mùi chỉ sau vài ngày. Hãy chọn những củ nguyên vẹn, vỏ khô, không trầy xước.

d8a461fb78daf184a8cb.jpg
Ảnh minh họa

Tỏi có mùi lạ

Tỏi ngon sẽ có mùi hăng, nồng nhưng dễ chịu. Nếu ngửi thấy mùi chua, lên men hay hơi ôi thiu, chứng tỏ củ tỏi đã bị phân hủy hoặc lên men. Dùng loại này không chỉ ảnh hưởng hương vị món ăn mà còn dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Tỏi nhẹ bẫng

c62be1dcfcfd75a32cec.jpg
Ảnh minh họa

Tỏi ngon phải nặng tay, chắc nịch – đó là dấu hiệu cho thấy hàm lượng nước và tinh dầu cao. Còn nếu cầm lên thấy nhẹ hều, đó thường là tỏi đã cũ, bị khô, mất vị và không còn độ giòn. Dùng loại này để nấu ăn cũng không còn mùi thơm hấp dẫn.

Vậy chọn tỏi như thế nào mới “đáng tiền”?

Để đảm bảo an toàn và giữ trọn hương vị món ăn, hãy lưu ý:

Ưu tiên những củ tỏi tròn đều, múi căng, vỏ ngoài khô giòn, không bị mốc hay trầy xước.

Cầm lên thấy nặng tay, bóp vào chắc chắn.

Tuyệt đối tránh xa tỏi đã mọc mầm, có mùi lạ, bị mềm nhũn hay nhẹ bẫng.

Một vài giây quan sát kỹ khi mua có thể giúp bạn tránh rước về những củ tỏi vô giá trị – vừa phí tiền vừa gây hại sức khỏe.

Tỏi mọc mầm có tốt cho sức khỏe?

Không chỉ được biết đến với những lợi ích trong ẩm thực mà tỏi còn có tác dụng dược lý đối với sức khỏe… Vậy tỏi mọc mầm có tốt cho sức khỏe không?

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, là một loại gia vị chủ yếu trong ẩm thực ở nhiều nền văn hóa trên thế giới. Hương vị và mùi thơm đặc trưng của tỏi được ưa chuộng trong nhiều món ăn như hầm, nước sốt mặn đến nước ướp và salad. Tuy nhiên, công dụng của tỏi còn vượt xa việc sử dụng như một thành phần tạo hương vị trong nhà bếp.
Toi moc mam co tot cho suc khoe?
Tỏi mọc mầm trong 5 ngày có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất, không chỉ an toàn khi tiêu thụ mà còn tạo ra giá trị có lợi tiềm ẩn cho sức khỏe 

Tỏi mọc mầm tốt nhưng có dấu hiệu này, ăn vào...“tiền mất tật mang”

(Kiến Thức) - Tỏi mọc mầm được đánh giá mang lại lợi ích sức khỏe vượt xa so với tỏi thường. Vậy nhưng, tỏi mọc mầm có dấu hiệu này thì tuyệt đối không ăn, bất chấp sử dụng dễ mắc những bệnh nguy hiểm...

Toi moc mam tot nhung co dau hieu nay, an vao...“tien mat tat mang”
 Nếu như khoai tây mọc mầm chứa độc tố gây hại thì tỏi mọc mầm lại rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí, tỏi mọc mầm còn được đánh giá cao, mang lại tác dụng sức khỏe vượt trội so với tỏi thường. (Ảnh minh họa)

Mỗi ngày 1 củ tỏi mọc mầm bạn hưởng lợi những gì?

Tỏi mọc mầm giá trị dinh dưỡng tăng gấp đôi, phòng ngừa rất nhiều bệnh tật cho bạn, đừng bỏ qua.

Tỏi mọc mầm có thể chống ung thư

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Trong tỏi mọc mầm chứa nhiều hợp chất ức chế sự hoạt động của các tế bào gây ung thư.

Nguyên nhân là trong quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical - một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể. Bên cạnh đó, tỏi còn sản xuất ra một lượng lớn các chất chống gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn. Đồng thời, khi bạn ăn tỏi mọc mầm cũng ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Tỏi mọc mầm tăng sức đề kháng

Giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch

Nếu bạn thường xuyên ăn mầm tỏi, đặc biệt là tỏi mọc mầm 5 ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe khi hệ miễn dịch của bạn kém hoặc khi bạn bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp...

Giúp bạn ngăn ngừa lão hoá

Trong tỏi mọc mầm có chứa nhiều chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, qua đó giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn cũng như giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.

Thêm vào đó, tỏi mọc mầm cũng giống như các loại hạt, đậu đỗ, gạo và ngũ cốc, tỏi càng già thì giá trị dinh dưỡng càng cao.

Giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ

Khi bạn thường xuyên ăn tỏi mọc mầm sẽ giúp cơ thể được cung cấp một hàm lượng chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu tụ đông. Thêm vào đó, thì chất nitrit có trong những nhánh tỏi sẽ làm cho giãn nở các động mạch. Cả hai chất này hoạt động song song giúp chống lại được các cơn đột quỵ.

Tỏi mọc mầm tốt cho sức khỏe

Những người không nên ăn tỏi

Tuy tỏi, tỏi mọc mầm rất tốt cho sức khỏe nhưng có những đối tượng này không nên sử dụng. Những người đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bởi nếu bạn ăn tỏi có tính cay nóng sẽ làm cho bệnh tình thêm nặng.

Người nóng trong mụn nhọt: Do tỏi có tính cay nóng nên những người đang sốt, nóng trong người, hoặc nổi mề đay, rôm sảy không nên ăn.