Những thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm

Việc lựa chọn sai thực phẩm, sử dụng thiếu khoa học khiến trẻ tăng nguy cơ dậy thì sớm.

Dưới đây là một số thực phẩm làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ em, bố mẹ nên lưu ý:

Nước ngọt

Nước ngọt là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng đường lớn (fructose hấp thu nhanh), khi ăn vào cơ thể lập tức sẽ tạo ra mỡ dự trữ ở vùng bụng, đùi, bắp tay, và trong gan, tim… Chúng sẽ tác động lên não và cơ quan sinh dục gây dậy thì sớm ở trẻ. Nghiên cứu cho thấy trong thành phần của nước ngọt chứa nhiều glycemic – chất làm tăng sản sinh insulin và các hormone giới tính bên trong cơ thể, khiến trẻ dậy thì sớm.

Đồ ăn vặt

Đa số trẻ em đều có sở thích ăn vặt, thích ăn các món bánh ngọt, bim bim, kẹo… được bày bán nhiều tại các cửa hàng gần trường. Các thực phẩm này có thể có nguồn gốc không rõ ràng, có chứa nhiều năng lượng, đường hấp thu nhanh, muối… làm cho tăng cân và béo phì, ảnh hưởng đến hormone, gây dậy thì sớm như chất tạo màu, chất tạo ngọt, chất bảo quản…

tre-em.jpg
Ảnh minh họa/internet

Thực phẩm chức năng, thực phẩm giàu dinh dưỡng

Để trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện, việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết và phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau.

Một số phụ huynh có thói quen tự ý cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp, bổ sung thừa sắt, hay lạm dụng các thực phẩm quá nhiều chất dinh dưỡng như thuốc bắc, canh gà thuốc bắc, gà tần, tổ yến… nhất là khi trẻ ốm yếu, gầy còi. Điều này khiến trẻ gặp nhiều thay đổi trong quá trình bài tiết, mất cân bằng dưỡng chất, gây ra dậy thì sớm.

Thịt vùng cổ gia cầm

Thịt vùng cổ gia cầm như gà, ngan, ngỗng, vịt… là khu vực chứa nhiều thuốc tăng trọng. Do đó, khi trẻ ăn nhiều thịt ở các khu vực này, các chất kích thích đi vào cơ thể của trẻ, từ đó, thúc đẩy sự phát triển, gây dậy thì sớm ở trẻ.

Rau củ trái mùa

Đa số các loại rau củ trái mùa đều chứa các chất độc hại tồn dư được sử dụng trong việc trồng trọt, chăm sóc và ép trái chín trái mùa. Vì vậy, khi trẻ ăn các loại rau củ này, nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ sẽ tăng cao hơn.

Mật ong

Mật ong thường được sử dụng giúp nữ giới có giọng nói thanh hơn, vai nhỏ hơn, da mịn màng và ngực phát triển… bởi thành phần chứa nhiều estrogen – hormone giới tính ở nữ. Bố mẹ không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều mật ong, đặc biệt là bé gái vì điều này sẽ khiến trẻ có nguy cơ dậy thì sớm cao.

22.jpg
Các thói quen ăn uống hiện đại như tiêu thụ đồ ăn nhanh, uống nước ngọt có gas, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc... là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ béo phì và dậy thì sớm.

Thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ

Các món ăn chiên rán tuy có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ nhưng lại cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, đồng thời khi nấu ở nhiệt độ cao, các thực phẩm này có thể bị biến đổi chất, tạo nên các chất gây hại cho sức khỏe của trẻ. Điều này khiến trẻ bị rối loạn chuyển hóa nội tiết, dậy thì sớm và có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Các loại thịt cá công nghiệp

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi động vật theo hình thức công nghiệp thường xuyên cho vật nuôi ăn các loại thức ăn đã được trộn thuốc tăng trọng, kích thích tăng trưởng nhằm tăng sản lượng, rút ngắn thời gian thu hoạch. Khi thành phẩm, các chất này vẫn còn tích tụ trong thịt và đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm rối loạn nội tiết, khiến trẻ dậy thì sớm khi ăn quá nhiều.

Các loại đồ đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp thường sẽ chứa các chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi… Các chất này có tác dụng tương tự như hormon giới tính, có thể gây dậy thì sớm ở trẻ.

Nội tạng động vật

Nhiều phụ huynh có quan niệm “ăn gì bổ nấy”, điều này hoàn toàn không đúng. Các chuyên gia chia sẻ, việc ăn các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật sẽ khiến trẻ tăng nguy cơ béo phì, tăng cân và mắc các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, nhiễm mỡ máu… cũng như dậy thì sớm.

Phần lớn tình trạng trẻ dậy thì sớm hiện nay không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên theo các nhà khoa học có một số yếu tố khiến trẻ em dậy thì sớm như: Gen di truyền, thừa cân béo phì, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, một số hiếm thì do u não hay tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Dậy thì sớm cũng ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ. Đến tuổi trưởng thành trẻ khó đạt được chiều cao tiêu chuẩn của người trưởng thành, thấp hơn các bạn cùng tuổi rất nhiều vì các đầu xương đóng sớm.

Bố mẹ và nỗi lo con dậy thì sớm

Xu hướng trẻ dậy thì sớm đang có nguy cơ gia tăng sau mỗi năm. Thông thường, bé gái dậy thì trước 8 tuổi, bé trai trước 9 tuổi được coi là dậy thì sớm.

Bác sĩ Nguyễn Kim Oanh (BV Nội tiết TW) cho biết: Xu hướng trẻ dậy thì sớm đang có nguy cơ gia tăng sau mỗi năm. Thông thường, bé gái dậy thì trước 8 tuổi, bé trai trước 9 tuổi được coi là dậy thì sớm. Nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ nữ cao gấp 4-10 lần so với trẻ nam.

Bo me va noi lo con day thi som

Theo thống kê của các tổ chức y tế, ở Việt Nam số trẻ dậy thì sớm đang có xu hướng gia tăng theo từng năm.

Loại thực phẩm nên tránh xa vì dễ nhiễm độc

Chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn nguồn gốc thực phẩm nhưng có thể lựa chọn thông minh hơn để giảm rủi ro và bảo vệ sức khoẻ gia đình.

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có nhiều lựa chọn về thực phẩm. Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng an toàn cho sức khỏe. Một số loại thực phẩm phổ biến có thể chứa chất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận, hệ thần kinh hoặc thậm chí là nguy cơ ung thư nếu sử dụng thường xuyên. Dưới đây là những loại thực phẩm nên tránh xa hoặc hạn chế tối đa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

2.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Trẻ ăn chay từ nhỏ, lợi hay hại?

Nhiều phụ huynh cho con ăn chay từ nhỏ vì muốn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu chế độ ăn này có thực sự phù hợp với trẻ em đang lớn?

Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống lành mạnh và bền vững, ăn chay đang trở thành xu hướng phổ biến, không chỉ ở người lớn mà cả trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ lựa chọn cho con ăn chay từ sớm với mong muốn nuôi dưỡng con bằng chế độ ăn thanh đạm, ít độc tố và gần gũi với thiên nhiên.

Tuy nhiên, liệu việc trẻ ăn chay từ nhỏ có thực sự tốt cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện? Hãy cùng phân tích rõ lợi, hại của vấn đề này dưới góc nhìn khoa học.