Ăn những món hải sản tươi sống này, chưa kịp tăng sinh lý đã sinh bệnh

(Kiến Thức) - Bên cạnh cách ăn hải sản theo truyền thống “ăn chín uống sôi”, nhiều người đặc biệt là nam giới lựa chọn một số loại hải sản tươi sống để ăn vì cho rằng bổ dưỡng, tăng sinh lý... tuy nhiên, cách ăn này mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy vì ăn các loại hải sản tươi sống.
Nguyên nhân là bởi nhiều tin đồn truyền tai nhau cho rằng, những loài hải sản như hàu, sò huyết, tôm… chỉ ăn sống, tái mới phát huy hiệu quả; trong đó giúp tăng sinh lực của “phái mạnh”. Do đó, phong trào ăn gỏi các loại hải sản như hàu, sò huyết, tôm, bạch tuộc… vẫn phát triển rầm rộ.
Tại các bữa tiệc buffer hay trên bàn nhậu, món ăn tái, gỏi các loại thủy hải sản là món ăn cao cấp, được nhiều quý ông ưa chuộng. Đặc biệt, món hàu sống ướp đá ăn cùng với mù tạt, chanh được ưu ái nhất bởi vì thông tin ăn hàu sống sẽ giúp tăng cường sinh lực phòng the.
An nhung mon hai san tuoi song nay, chua kip tang sinh ly da sinh benh-Hinh-3
 Trên các bàn tiệc cao cấp, món hàu ướp đá được các quý ông ưa chuộng
BS Nguyên cho hay, các loại hải sản giàu đạm thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn càng cao. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn, ôi thiu hơn nếu không được bảo quản, chế biến cẩn thận sẽ dễ đến ngộ độc, chứ chưa nói đến ăn hải sản tươi sống.
“Trong tất cả các loại hải sản đều tồn tại loại vi khuẩn vibrio para haemolyticus có khả năng gây bệnh tiêu chảy. Vi khuẩn này sẽ sinh sôi nhanh chóng trong hải sản vừa bắt lên và càng tăng lên nếu để lâu chưa chế biến. Khi ăn phải những thực phẩm này mà nấu không chín thì sẽ bị tiêu chảy ồ ạt”, BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết.
An nhung mon hai san tuoi song nay, chua kip tang sinh ly da sinh benh-Hinh-4
 Ăn hải sản tươi sống là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy
Trong khi đó, theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, trong gỏi cá đã chế biến (trộn với đủ loại gia vị: giấm, mẻ, riềng, lá mơ) và đưa vào sử dụng, ấu trùng sán lá gan còn sống đến 95%, cua nướng đến vàng vỏ thì ấu trùng sán lá phổi vẫn còn tới 65%, và với cua nướng cháy vỏ ấu trùng này vẫn còn sống 23,3%.
Các loài nhuyễn thể như hàu, nghêu, sò, ốc, hến... vốn chất chứa nhiều độc tố (để tự phòng vệ) các kim loại nặng nên rất dễ gây ngộ độc hoặc tích tụ trong cơ thể người, nặng thì có thể gây xuất huyết ở niêm mạc dạ dày hoặc ruột...
Ngoài ra, các nhuyễn thể và cá, tôm cũng thường có các loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn, trực khuẩn E.Coli, khuẩn tả...
Tôm sống còn mang ấu trùng sán lá phổi, khi trưởng thành sẽ đi từ ruột, xuyên qua cơ hoành lên phổi, gây viêm phế quản, đau ngực, ho ra máu...
Chính vì vậy, bổ dưỡng chưa thấy đâu, không ít người sau ăn hải sản đã có các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mất nước, tụt huyết áp… Những trường hợp nặng, phải nhập viện điều trị, để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc dẫn đến tử vong.
An nhung mon hai san tuoi song nay, chua kip tang sinh ly da sinh benh-Hinh-5
 Hải sản cần được chế biến sạch sẽ, nấu chín
Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, nhiều nghiên cứu về các loại thủy hải sản sống ở các vùng ven biển, cửa biển cho thấy có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có sán. Vì thế, TS Lâm đưa ra lời khuyên, người dân nên ăn hàu, hải sản đã nấu chín với mục đích vừa phòng tiêu chảy, vừa vẫn bồi bổ, tốt cho cơ thể.

Nghề săn hàu mưu sinh của người dân Cam Ranh

Chỉ cần một chiếc cuốc nhỏ đơn sơ và một cái giỏ đựng, mỗi ngày người dân phường Ba Ngòi, TP Cam Ranh cũng săn được hàng chục kg hàu. Nghề săn hàu cho họ thu nhập khá. 
 

Người dân phường Ba Ngòi, TP.Cam Ranh (Khánh Hòa) có nghề săn hàu rất độc đáo. Theo người dân nơi đây, mỗi khi có nước biển rút xuống là hàu xuất hiện dày đặt, chỉ trong vòng từ 2- 3 tiếng đồng hồ mỗi người cũng bắt được từ 20 – 35kg. Chị Nguyễn Thị Tố Kim (phường Ba Ngòi, Cam Ranh) cho biết: “Cứ mỗi tháng tôi săn hàu 2 đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng một tuần. Khi nước rút mới săn khi nước lớn thì nghỉ. Nhờ săn hàu mà gia đình có thêm thu nhập, so với làm thuê thì nghề săn hàu vẫn cho thu nhập tốt hơn”.
Người dân phường Ba Ngòi, TP.Cam Ranh (Khánh Hòa) có nghề săn hàu rất độc đáo. Theo người dân nơi đây, mỗi khi có nước biển rút xuống là hàu xuất hiện dày đặt, chỉ trong vòng từ 2- 3 tiếng đồng hồ mỗi người cũng bắt được từ 20 – 35kg. Chị Nguyễn Thị Tố Kim (phường Ba Ngòi, Cam Ranh) cho biết: “Cứ mỗi tháng tôi săn hàu 2 đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng một tuần. Khi nước rút mới săn khi nước lớn thì nghỉ. Nhờ săn hàu mà gia đình có thêm thu nhập, so với làm thuê thì  nghề săn hàu vẫn cho thu nhập tốt hơn”. 

Phát hoảng những món hải sản có thể gây độc chết người

Hải sản là món ăn ngon, giầu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số loài hải sản mang nhiều độc tố gây ngộ độc cho người ăn thậm chí có thể tử vong.

Hải sản là món ăn ngon, giầu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số loài hải sản mang nhiều độc tố gây ngộ độc cho người ăn thậm chí có thể tử vong. Theo số liệu công bố của Viện Hải dương học Nha Trang, 39 loài sinh vật biển có chứa chất độc có khả năng gây chết người tại vùng biển Việt Nam. Đáng sợ nhất là cá nóc chuột vằn tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người.

Trong số 39 loài sinh vật có chứa chất độc do Viện Hải dương học Nha Trang công bố, có 22 loài cá, một loài mực tuộc, hai loài ốc, ba loài cua, một loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.

Đa số những loài sinh vật độc hại nói trên đều có ở vùng biển nước ta , từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, như các loài cá nóc, cá bống vân mây, loài so và rắn biển, nhưng cũng có một số loài như ốc biển, cua, mực đốm xanh… chỉ mới gặp ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ.

Phần lớn những loài này sống cả ở ngoài khơi và vùng ven bờ, các vùng vịnh, đầm phá, các cửa sông lớn… Riêng hai loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti) mới chỉ phát hiện được ở đồng bằng sông Cửu Long.

Những loài hải sản độc này có thể gây hại cho con người theo hai cách chính: qua đường tiêu hoá do các món ăn chế biến từ cá và hải sản và qua phản ứng tự vệ của con vật khi ta vô tình chạm vào chúng, bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc.
Phat hoang nhung mon hai san co the gay doc chet nguoi
Cá nóc.
Các loại hải sản cực độc

Trong 41 loài sinh vật độc trên có 5 loại cực độc là: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang, trong đó cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất.

Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus) thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng… nom không có vẻ gì đáng sợ nhưng trong trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người; hàm lượng độc chất cao xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10.

Sau cá nóc chuột vằn mang, cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng rất đáng sợ, cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60 – 70 người.

Tác hại chết người của nọc độc hải sản

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bản chất các độc tố của phần đông các hải sản trên thuộc nhóm chất độc thần kinh, nên khi con người bị nhiễm chất độc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hệ tim mạch gây ra những triệu chứng ngộ độc rất trầm trọng

Hầu hết chúng là những chất độc nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao trong thời gian rất nhanh, với liều độc thấp. Cụ thể, chất độc chứa trong cá nóc và nhiều loại hải sản khác như mực đốm xạnh, so biển, cá bống vân mây, v.v.. là tetrodotoxin, có tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Phat hoang nhung mon hai san co the gay doc chet nguoi-Hinh-2
 Con so biển và sam biển giống nhau nên nhiều người dễ lầm tưởng
Phat hoang nhung mon hai san co the gay doc chet nguoi-Hinh-3
 Sam biển ăn rất mát nhưng nếu nhầm lẫn, ăn phải so biển sẽ sẽ bị ngộ độc
Triệu chứng của ngộ độc như sau:

Trường hợp bị nhiễm ít chất độc, bệnh nhẹ: Sau khi ăn phải hải sản độc từ 10 phút đến vài giờ, người bệnh thấy tê môi, lưỡi, miệng, mặt, tê các ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Đồng thời thấy đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt…

Trường hợp nặng: Người bệnh mệt lả, yếu cơ, liệt cơ tiến triển nên đi đứng loạng choạng không vững. Tình trạng liệt cơ nặng lên nhanh chóng dẫn đến liệt toàn thân, kể cả hô hấp, khiến người bệnh không thở được, suy hô hấp, ngừng thở, mạch chậm, huyết áp hạ và hôn mê, dẫn đến tử vong.

Trong cơ thể cá và hải sản độc, thường trứng và gan là hai nơi tập trung độc chất cao nhất. Nhưng cũng có những hải sản độc, thịt và da lại là những nơi tập trung độc tố cao hơn cả, như loài cá bống vân mây.

Chất độc của cá này tuy có ở tất cả các bộ phận cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở da, cứ 100g da có thể giết chết 9 – 10 người.
Phat hoang nhung mon hai san co the gay doc chet nguoi-Hinh-4
Mực đốm xanh 
Còn đối với ba loài hải sản độc khác là cua hạt, mực đốm xanh và so biển thì tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể chúng đều chứa chất độc. Cũng vì vậy, các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng tuyệt đối không dùng các loài hải sản độc chế biến thức ăn dưới bất cứ hình thức nào và với bất cứ bộ phận nào của cơ thể chúng.
Phat hoang nhung mon hai san co the gay doc chet nguoi-Hinh-5
Cá mặt quỷ 
Trong thực tế hầu hết các trường hợp ngộ độc hải sản nặng đều do ăn phải những loài cá biển và hải sản chứa độc tố mạnh. Ngoài ra cũng có một số người bị trúng độc do sờ mó hoặc vô tình chạm vào những loài rắn biển, cá mặt quỉ, mực đốm xanh, ốc cối… nên bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc. Các độc tố của con vật sẽ theo răng hoặc tên độc của chúng phóng ra xâm nhập cơ thẻ người qua vết thương gây ngộ độc