Vắc xin phòng sốt rét đầu tiên được WHO phê duyệt: Hiệu quả sao?

(Kiến Thức) - Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong cuộc họp báo rằng: "Đây là một thời khắc lịch sử. Vắc xin phòng sốt rét được mong đợi từ lâu là một bước đột phá trong khoa học".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vắc xin phòng bệnh sốt rét đầu tiên trên thế giới, vắc xin này có thể cứu sống hàng trăm nghìn người mỗi năm.
WHO cũng ca ngợi vắc xin sốt rét đầu tiên trên thế giới do tập đoàn dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) - gã khổng lồ ngành dược của Anh phát triển - là rất hiệu quả, có thể được sử dụng rộng rãi cho trẻ em ở châu Phi cận Sahara và các khu vực khác, nơi có mức độ lây truyền bệnh sốt rét từ trung bình đến cao.
Thông qua các dự án thử nghiệm đang diễn ra ở Ghana, Kenya và Malawi, vắc xin phòng sốt rét đã được cung cấp cho hơn 800.000 trẻ em. Theo WHO, dữ liệu cho thấy vắc xin an toàn và hiệu quả. Việc tiêm vắc xin cũng có thể làm giảm 30% các ca bệnh sốt rét nghiêm trọng chết người.
Vac xin phong sot ret dau tien duoc WHO phe duyet: Hieu qua sao?
 Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong cuộc họp báo ngày 6/10 rằng: "Đây là một thời khắc lịch sử. Vắc xin sốt rét được mong đợi từ lâu là một bước đột phá trong khoa học, giúp bảo vệ sức khỏe trẻ em và kiểm soát bệnh sốt rét. Sử dụng vắc xin này trên cơ sở hiện có sẽ ngăn chặn bệnh sốt rét, có thể cứu sống hàng trăm nghìn thanh thiếu niên mỗi năm".
Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi, cho biết: "Chúng tôi đã hy vọng từ lâu về một loại vắc xin sốt rét hiệu quả. Chúng tôi khuyến nghị nên sử dụng rộng rãi loại vắc xin này. Chúng tôi thực sự hy vọng rằng trẻ em châu Phi có thể được bảo vệ khỏi bệnh sốt rét và phát triển bình thường, khỏe mạnh".
Theo tìm hiểu, sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm. Những người bị nhiễm bệnh thường có các triệu chứng giống như cúm, bao gồm sốt, nhức đầu, ớn lạnh, đau cơ, buồn nôn và nôn mửa, không được chữa kịp thời sẽ tử vong. Sốt rét có thể lây lan qua truyền máu, cấy ghép nội tạng hoặc dùng chung kim tiêm, mặc dù ít thường xuyên hơn.
Hàng năm, trên thế giới có hơn 400.000 người chết vì sốt rét, trong đó có hơn 260.000 trẻ em ở châu Phi, trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ bị nhiễm bệnh. Thống kê cho thấy, cứ 2 phút, bệnh sốt rét lại cướp đi mạng sống của một đứa trẻ. Các chuyên gia tin rằng vắc xin này có thể làm giảm đáng kể số ca tử vong vì bệnh sốt rét trong vài năm tới.

Mời quý độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19. Nguồn video: THĐT

12 loại thực phẩm cực nguy hiểm, có thể trở thành "sát thủ"

(Kiến Thức) - Khi nhắc đến những loại thực phẩm nguy hiểm, nhiều người nghĩ ngay đến các món lạ lùng, nhưng trên thực tế, chúng luôn rình rập xung quanh chúng ta. 

12 loai thuc pham cuc nguy hiem, co the tro thanh
Đáng ngạc nhiên, thực phẩm nguy hiểm đầu tiên gọi tên quả anh đào. Thông tin trên trang Insider cho biết, trong hạt anh đào có chứa hợp chất độc hại hydro xyanua - chất độc có thể cướp đi sinh mạng của con người trong tích tắc. Trong hạt đào, mận, mơ cũng như vậy. Nhưng may thay, bạn phải ăn rất nhiều hạt anh đào mới trúng độc đủ để nguy hiểm tính mạng. 

Loại cây cực quen thuộc, trồng trước cửa rắn độc nhìn thấy tránh xa

(Kiến Thức) - Mùa hoạt động thường xuyên của rắn độc cũng là mùa hoa Diệt Xà Môn nở nhiều nhất. Khi hoa nở thì toàn cây sẽ tỏa ra mùi hương thơm nồng, rắn ngửi thấy sẽ tránh xa.

Loai cay cuc quen thuoc, trong truoc cua ran doc nhin thay tranh xa
 Vào mùa thu, hoạt động của các loài bò sát điển hình là rắn phát triển rất mạnh. Khi bắt gặp rắn trong tự nhiên, chưa cần biết là rắn độc hay rắn không độc, mọi người thường rất sợ hãi và tìm cách xua đuổi hoặc giết chúng. Ảnh minh họa.