Yêu nhau, ghen thế nào cho vừa?

Ghen tuông là cách để khẳng định tình yêu, nhưng có thể khiến hạnh phúc rạn vỡ. Vậy ghen thế nào để vừa giữ được người thương, vừa giữ được niềm tin cho nhau?

Trong tình yêu, ghen tuông không phải là điều gì xấu. Thậm chí, nhiều người còn coi nó như thước đo để biết người kia yêu mình nhiều đến đâu. Thế nhưng, cũng từ đây mà bao cuộc cãi vã nổ ra, nhiều mối quan hệ rạn nứt, thậm chí tan vỡ vì không ai chịu hiểu ranh giới giữa “ghen để giữ” và “ghen để mất”.

Ghen tuông, thứ gia vị ngọt ngào hay chất độc âm ỉ?

Ai yêu mà chẳng sợ mất. Thỉnh thoảng, một ánh mắt bâng quơ của người yêu với người khác cũng đủ khiến ta lăn tăn. Một lời khen xã giao cũng có thể khiến lòng chộn rộn nghĩ ngợi. Một tin nhắn, một cuộc điện thoại, hay chỉ đơn giản là người kia đi chơi về muộn không báo trước,tất cả đều có thể châm ngòi cho cơn ghen.

2.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Một chút ghen rất dễ thương, vì nó chứng minh tình yêu vẫn còn nồng nhiệt. Đôi khi, chỉ một câu dỗi nhẹ “ai mà nhắn tin cho anh/em khuya vậy?” cũng đủ khiến người kia thấy được yêu, thấy mình quan trọng. Cũng nhờ cơn ghen nhỏ ấy mà cả hai học cách quan tâm, chia sẻ, trấn an nhau nhiều hơn.

Nhưng ghen không kiểm soát được thì sao? Nó sẽ từ từ biến tình yêu thành cuộc chiến giành quyền kiểm soát. Người ghen thì mệt mỏi vì nghi ngờ, soi mói, lo sợ. Người bị ghen thì ngạt thở vì mất tự do, mất quyền riêng tư, mất niềm tin rằng mình được tôn trọng.

Khi nào ghen trở thành ngột ngạt?

Nhiều cặp đôi ban đầu chỉ ghen nhẹ, nhưng vì không giải tỏa kịp thời, lâu dần biến thành thói quen “theo dõi”. Có người bắt đầu lén kiểm tra tin nhắn, dò Facebook, kiểm tra lịch sử cuộc gọi. Có người ra điều kiện “cấm đi ăn với đồng nghiệp khác giới”, “cấm liên lạc với bạn cũ”, thậm chí đòi biết lịch trình chi tiết từ sáng đến tối.

Hậu quả không chỉ là những cuộc cãi vã triền miên mà còn khiến mối quan hệ rơi vào trạng thái “bên ghen, bên giấu”. Bởi khi bị kiểm soát quá mức, không ít người bắt đầu giấu giếm để tránh cãi nhau, dù họ chẳng làm gì sai. Càng giấu càng ghen, càng ghen càng giấu vòng luẩn quẩn ấy âm thầm bào mòn tình yêu.

Đâu là ranh giới của một cơn ghen lành mạnh?

Không có quy chuẩn chung, nhưng các chuyên gia tâm lý tình yêu thường gợi ý vài “dấu hiệu báo động” để bạn tự kiểm tra mức độ ghen của mình:

Bạn có thường xuyên lén kiểm tra điện thoại, email hay tin nhắn của người yêu không?

Bạn có yêu cầu người yêu cắt đứt hoặc hạn chế liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp khác giới?

Bạn có thường xuyên cảm thấy bất an, lo sợ mất người ấy ngay cả khi họ không làm gì khuất tất?

Bạn có dễ nổi giận vô cớ chỉ vì người yêu về trễ, bận việc, hoặc không trả lời tin nhắn ngay?

Nếu trả lời “có” nhiều hơn “không”, đã đến lúc bạn nên chậm lại. Hãy tự hỏi: Vì sao mình thiếu niềm tin? Thiếu niềm tin với người yêu, hay thực ra bạn không đủ tin vào chính mình?

Làm gì để ghen đủ và không mất nhau?

Nói chuyện thẳng thắn: Khi bất an, đừng giấu trong lòng rồi để nó biến thành nghi ngờ vô lý. Chia sẻ cởi mở với nhau luôn là cách gỡ rối an toàn nhất.

Đặt ra giới hạn rõ ràng: Mỗi cặp đôi đều cần những “luật ngầm” riêng để tránh hiểu lầm – ví dụ tôn trọng bạn bè của nhau, báo trước khi đi chơi về trễ, minh bạch chuyện cũ nếu cần thiết.

Giữ không gian riêng: Tình yêu không thể khỏa lấp mọi mối quan hệ. Ai cũng cần bạn bè, công việc và thế giới riêng. Đừng biến tình yêu thành chiếc lồng chỉ có hai người rồi tự khóa cửa lại.

Chữa lành sự bất an từ bên trong: Đôi khi, cơn ghen quá mức xuất phát từ chính sự tự ti, sợ hãi trong lòng bạn. Khi bạn tin rằng mình đủ tốt, đủ xứng đáng, bạn sẽ bớt sợ mất. Nếu cảm xúc tiêu cực vượt ngoài kiểm soát, đừng ngần ngại tìm gặp chuyên gia tâm lý.

Ghen tuông không sai, ghen quá mới sai

Trong tình yêu, ghen tuông vẫn nên tồn tại, nhưng chỉ ở mức để giữ người ta gần nhau hơn. Nó giống như gia vị: quá nhạt thì vô vị, quá cay thì không nuốt nổi. Đôi khi, điều giữ chân người kia không phải là bức tường ghen tuông, mà là niềm tin và cảm giác được tôn trọng.

Vậy nên, nếu hôm nay bạn ghen, hãy ghen thông minh, ghen đủ, ghen để người ta thấy được yêu, chứ không phải để sợ hãi rời xa bạn.

Mạng xã hội khiến vợ chồng xa cách?

Nếu không biết cách sử dụng mạng xã hội, nó có thể dần “ăn mòn” sự kết nối vợ chồng bằng những tương tác ảo.

Chính sự tiện lợi và hấp dẫn của mạng xã hội đang âm thầm tạo ra những khoảng cách trong đời sống hôn nhân, nơi lẽ ra cần sự kết nối thật sự giữa hai con người.

6.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Nuôi dưỡng tình cảm vợ chồng sau khi có con

Nuôi dạy con cái là hành trình dài và đầy thử thách, nhưng cũng là cơ hội để vợ chồng cùng nhau trưởng thành, gắn bó, thấu hiểu hơn.

Sau khi có con, hôn nhân bước vào giai đoạn mới, bận rộn và áp lực hơn nhưng cũng nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi dần xa cách vì dành gần hết thời gian cho con, quên mất chăm sóc tình cảm vợ chồng. Vậy làm sao để vừa là cha mẹ tốt, vừa giữ được sự gắn bó vợ chồng?

8.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn Internet

Hai thiếu nữ ghen tuông, 70 thanh thiếu niên tham gia hỗn chiến

Do ghen tuông, 2 thiếu nữ gọi đồng bọn gồm 70 thanh thiếu niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, đánh võng, tìm nhau giải quyết mâu thuẫn đã bị công an vây bắt.

Ngày 30/3, Công an TP Hà Nội cho biết Phòng Cảnh sát hình sự đã tạm giữ 21 thanh thiếu niên để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Hai thieu nu ghen tuong, 70 thanh thieu nien tham gia hon chien
Tang vật cảnh sát thu giữ (Ảnh: Công an Hà Nội).