Uống nước trái cây rất tốt nhưng tuyệt đối phải tránh điều này

Nhiều người có thói quen ăn hoặc uống nước trái cây sau uống thuốc để giảm bớt vị đắng mà không ngờ rằng nhiều loại trái cây được chứng minh là gây hại nếu dùng chung với thuốc.

Đồ ăn, thức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc uống, thế nhưng có nhiều người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc, hoặc uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của thuốc.
Trái cam, quýt, chanh
Ai cũng biết rằng loại quả cam, quýt, chanh có chứa rất nhiều vitamin C, A cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho da. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến đau dạ dày, dạ dày bị dư acid hay bị chứng ợ chua đeo bám, Theo chia sẻ của DS Nguyễn Thanh Hoài trên Sức khỏe & Đời sống.
Uong nuoc trai cay rat tot nhung tuyet doi phai tranh dieu nay
Ảnh minh họa.
Nước cam, quýt, chanh có chứa nhiều axit, không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Nếu ăn cam, quýt hoặc uống nước loại quả này cùng với thuốc kháng viêm không sieroid (ibuprofen, diclofenac...), trị bệnh đau dạ dày, chúng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng axit.
Nước cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh như: ampicillin, erythromycin, lincomycin... vì các kháng sinh này sẽ bị hỏng do kém bền vững ở môi trường axit. Kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt với dextromethorphan chữa ho, có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ, khiến bạn bị ảo giác và buồn ngủ.
Nước nho ép
Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Điều này được lý giải là do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm (nistatin, fluconazole...).
Nước ép táo
Hãy tránh nước ép táo, cam trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc kháng histamin là fexofenadine để làm giảm các triệu chứng dị ứng. Các loại nước quả trên ức chế peptide (là những protein có cấu trúc đoạn ngắn khoảng từ hai đến vài chục axit amin nối với nhau) vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu. Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng fexofenadine khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%. Các loại thuốc khác cũng được vận chuyển với sự giúp đỡ của peptide, vì thế không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tuyến giáp có chứa levothyroxine hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn chứa natri montelukast.
Nước ép quả bưởi
Nước ép bưởi có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hiệu quả của thuốc khi uống vào cơ thể. Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:
Nhóm thuốc hạ cholesterol trong máu: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp. Nước bưởi khi dùng chung với simvastatine hoặc atorvastatine có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc lên gấp 15 lần và gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở cơ.
Các thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép (tacrolimus, ciclosporine...): Khi dùng chung với nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận.
Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
Lưu ý: Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc vẫn có thể còn tác hại, vì vậy tốt nhất là tránh ăn loại quả này khi đang uống các loại thuốc trên.
Những lưu ý khi uống thuốc
Thời gian uống thuốc
Không được tùy tiện thích uống thuốc lúc nào là uống. Nếu hướng dẫn sử dụng ghi “ngày uống 3 lần”, nghĩa là bạn nên chia đều thời gian trong 24 giờ, cứ 8 tiếng uống một lần. Nếu uống cả 3 lần vào ban ngày, nồng độ thuốc trong máu tăng cao, có thể gây nguy hiểm, trong khi buổi đêm lại không có thuốc.
Nếu có hướng dẫn “uống trước khi ăn”, bạn cần dùng khi dạ dày còn trống. Nếu trong vòng 1 giờ trước khi uống thuốc mà vừa ăn một lô quà vặt thì vẫn là không đúng.
Không nên nuốt thuốc khô
Một bộ phận khác có thói quen không dùng nước. Các nhà khoa học trên trang The Health khuyến cáo, cách uống này thiếu khoa học, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các bệnh khác.
Một số không dùng nước mà nuốt thuốc luôn. Thuốc có thể làm tổn thương thực quản. Mặt khác do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi ở trong cơ thể.
Không nên nằm uống thuốc
Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc.
Không nên nghiền thuốc hòa với nước
Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể. Nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, gây nguy hiểm. Nếu bạn dùng thuốc cho con mình mà trẻ không nuốt được cả viên, nên hỏi bác sĩ xem loại thuốc đó có thể nghiền nhỏ hay không.
Không nên uống nhiều loại thuốc cùng lúc
Mỗi một loại thuốc có một tính năng và công hiệu riêng, các tính chất và phản ứng khác nhau… Do đó, nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể…
Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý. Uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng một giờ.

Uống nước chanh leo như này tốt hơn trăm ngàn viên thuốc bổ

Trong thành phần dinh dưỡng của chanh leo chứa nhiều vitamin, khoáng chất, nước tốt cho sức khỏe của bạn.

Chanh dây giúp chống oxy hóa

Trong thành phần dinh dưỡng của chanh leo có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây ung thư. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của chanh dây cũng là nguồn chứa vitamin A, flavonoid và các hợp chất phenolic khác giúp bạn chống lại quá trình lão hóa tốt, giúp bạn có được làm da mịn màng tươi trẻ.

Chanh dây bảo vệ tim mạch

Trong thành phần dinh dưỡng của chanh dây rất giàu kali, một loại khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp, làm thư giãn các mạch máu và tăng cường lưu lượng máu.Uong nuoc chanh leo nhu nay tot hon tram ngan vien thuoc boChanh leo tốt cho hệ tiêu hóa

Khi bạn uống nước chanh leo có thể làm giảm căng thẳng cho tim và cải thiện sức khỏe tim mạnh hơn. Ngoài, chất flavonoid và axit phenolic có trong chanh dây cũng có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol tốt giúp giảm cân hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong chanh dây chứa hàm lượng cao vitamin C, vitamin A và các axit amin như prolin, valin, tyrosin, treonin, rất tốt cho việc đẩy hoạt động của bạch cầu, chống lại các nhiễm trùng gây hại sức khỏe của bạn. Nên khi bạn thường xuyên uống nước chanh leo sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được một số bệnh vặt thông thường.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Chanh dây là loại thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa do có hàm lượng chất xơ lý tưởng. Một ly nước với 25g chanh dây có chứa khoảng 2g chất xơ và phần lớn là chất xơ hòa tan. Ngoài ra, chanh dây là một nguồn cung vitamin A dồi dào, giúp cho mắt bạn sáng hơn rất nhiều.

Hotgirl Trâm Anh khoe eo thon sau khi hút mỡ bụng 3 tháng

(Kiến Thức) - Hot girl Trâm Anh vừa tung bộ ảnh gợi cảm khoe eo thon sau khi công khai hút mỡ bụng cách đây vài tháng. Sau 3 tháng công khai “dao kéo” vòng 2, người đẹp đã có vòng eo con kiến như ý.

Sau scandal liên quan đến clip nhạy cảm xảy ra vào tháng 4/2019, hot girl Trâm Anh (tên thật Đỗ Thị Trâm Anh, SN 1995, đến từ Thanh Hóa) quyết định chuyển hẳn vào TP. HCM sinh sống và làm việc.
Tái xuất sau scandal, hot girl Trâm Anh gây bất ngờ cho mọi người khi tăng cân khiến cho hình thể trở nên mũm mĩm. Bản thân cô nàng cũng thẳng thắn thừa nhận, sau thời gian dài ăn uống thả phanh và sử dụng các biện pháp giảm cân nhưng không thành công, mỡ bụng tích tụ nên cô quyết định phẫu thuật hút mỡ. Hình ảnh Trâm Anh đi hút mỡ bụng được công khai trên trang cá nhân.