Sử dụng túi nilon đựng thức ăn nguy hại thế nào?

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, quá trình thôi nhiễm chất độc từ túi nilon diễn ra mạnh hơn khi chịu tác động lớn của nhiệt.

Túi nilon có thể chứa chất benzopyrene. Đây là chất đã được WHO cảnh báo về khả năng gây ung thư. Ngoài ra, túi nilon có thể chứa các chất hóa dẻo. Những chất này có thể gây ra bệnh tim mạch, dậy thì sớm, dị tật bẩm sinh, vô sinh, suy giảm miễn dịch...

Nguy cơ tiềm ẩn khi dùng túi nilon đựng thực phẩm

Nhiều người không chú tâm tới màu sắc của túi nilon và vô tư sử dụng túi nilon màu để đựng thực phẩm. Thực chất các loại túi nilon có màu xanh, đỏ, vàng... thường là sản phẩm tái chế. Chúng được nhuộm màu và thêm vào nhiều chất hóa học, có thể bị nhiễm kim loại nặng. Theo Viện Nông nghiệp và Chính sách Thương mại Mỹ, hóa chất trong các túi nhựa màu có thể ngấm vào thức ăn. Khi con người ăn các thực phẩm đó, chất độc hại sẽ đi vào cơ thể. Về lâu dài, chúng sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, gây bệnh tật.

Ngoài ra, túi nilon đựng đồ ăn rất tiện nhưng không có nghĩa bất cứ loại đồ ăn nào cũng nên dùng. Sử dụng túi nilon đựng đồ ăn nóng dễ rước bệnh. Nhiệt độ cao của thức ăn sẽ khiến túi nilon bị nóng chảy, làm các chất độc hại trong túi bám vào thức ăn và gây hại cho người sử dụng.

Ngoài đồ ăn nóng, cũng cần tránh để đồ ăn nhiều dầu, muối, axit trong túi nilon. Các thực phẩm chứa nhiều axit như giấm, dưa chua, cà muối hay đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối... đều có khả năng hòa tan các kim loại nặng, các chất độc hại, chất hóa dẻo có trong túi nilon. Nếu sử dụng loại túi mỏng, làm từ chất liệu tái chế, có phẩm màu thì càng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, không nên cho túi nilon vào lò vi sóng. Lò vi sóng làm nóng hơi ẩm trong thực phẩm. Túi nilon và thức ăn sẽ truyền nhiệt trực tiếp cho nhau. Như vậy, túi nilon sẽ nóng lên và rất dễ bị chảy ra. Hầu hết các túi nilon thông thường là polyvinyl clorua và túi đựng thực phẩm là polyetylen. Dù là loại nào, chúng đều chứa một số chất làm dẻo, dễ bay hơi trong quá trình đun nóng. Ở nhiệt độ cao, các chất độc hại trong túi nilon rất dễ thôi nhiễm vào thực phẩm. Như vậy, người sử dụng rất dễ bị phơi nhiễm chất độc hại.

Sau khi mua rau củ quả, nhiều người để nguyên chúng trong túi nilon và bỏ luôn vào tủ lạnh. Họ cho rằng làm như vậy sẽ giúp thực phẩm được tươi lâu, tránh vi khuẩn. Tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt. Túi nilon thường quá kín và dễ làm thực phẩm bị hỏng. Khi thực phẩm phân hủy, chúng sẽ dễ dàng bị ngấm các chất độc hại từ túi nilon. Các chất này rất khó rửa trôi và không biến mất ngay cả khi nấu chín.

Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, các chất phụ gia có trong túi nilon có thể nhiễm vào thực phẩm/Ảnh SKĐS
Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, các chất phụ gia có trong túi nilon có thể nhiễm vào thực phẩm/Ảnh SKĐS

Túi nilon tái chế từ sản phẩm nhựa đã qua sử dụng

PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, chúng ta đang sử dụng phần lớn túi nilon tái chế gây nhiều nguy cơ nhiễm chì, cadimi cho người sử dụng.

Túi nilon có 2 loại. Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người.

Loại thứ hai (là loại chúng ta đang dùng phổ biến) chính là túi nilon tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng. Trong đó, thậm chí có cả hộp thùng sơn, lọ tẩy bồn cầu... Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì - là những chất dẫn đến bệnh ung thư.

Theo PGS Thịnh, quá trình thôi nhiễm chất độc từ túi nilon diễn ra mạnh hơn khi chịu tác động lớn của nhiệt. Túi nilon hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng như sữa đậu nóng, nước ngô, nước canh, cơm ở 78 - 80 độ C sẽ khiến các chất phụ gia làm mềm, dẻo, dai túi nilon, gây phản ứng phụ và dễ dàng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn.

Một trong những chất đó là chất DOP (dioctin phatalat) giống như hormon nữ, vì thế rất có hại cho nam giới và trẻ em. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì sớm.

Vụ phá đường dây buôn bán bóng cười, khí N2O nguy hại sao?

Việc sử dụng khí N2O (bóng cười) kéo dài hoặc lạm dụng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh, tim mạch, ức chế não, thậm chí gây tử vong.

Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP HCM vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt (30 tuổi, cư trú phường Tân Thuận, TP HCM) cầm đầu.

Thu giữ bồn chứa khí cười dung tích 22 tấn, hơn 1.400 bình khí cười

Lấy u khổng lồ vùng mặt cho cụ bà 96 tuổi

Ung thư da tế bào đáy xuất phát từ lớp tế bào đáy của da, thường gặp ở vùng mặt người cao tuổi.

Ngày 11/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật thành công khối ung thư lớn xâm lấn phức tạp vùng mặt cho cụ bà 96 tuổi. Ca mổ loại bỏ trọn vẹn khối ung thư ở vị trí hiểm hóc, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, giúp bệnh nhân cao tuổi hồi phục tốt.

Thách thức khi lấy khối u mặt to nhanh vỡ, chảy dịch máu mủ

Nguy cơ ung thư từ dầu chiên đi chiên lại

Món chiên rán tuy hấp dẫn, nhưng nếu được chế biến bằng dầu đã qua sử dụng nhiều lần, thì đó không còn là món ngon mà là mối nguy âm thầm cho sức khỏe.

Trong ẩm thực Việt Nam, các món chiên rán từ lâu đã giữ vị trí quan trọng nhờ hương vị hấp dẫn và sự tiện lợi trong chế biến. Tuy nhiên, đi kèm với thói quen ăn đồ chiên là một thực trạng đáng lo ngại, dầu ăn được tái sử dụng nhiều lần, không chỉ ở các hàng quán mà còn ngay trong gian bếp mỗi gia đình.

Ít ai biết rằng, thói quen này có thể trở thành “sát thủ âm thầm” gây ra hàng loạt hệ lụy cho sức khỏe, từ tổn thương tế bào, rối loạn chuyển hóa đến tăng nguy cơ ung thư.