Top món ăn đặc sản ở Ninh Bình

Những món ăn đặc sản ở Ninh Bình được chế biến công phu khiến thực khách khó quên khi thưởng thức.

Top mon an dac san o Ninh Binh
Tam Cốc, điểm đến hấp dẫn du khách. (Ảnh: H.H)
Ninh Bình là vùng đất không chỉ có những di sản nổi tiếng được UNESCO công nhận như danh thắng Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Thung Nham, Vân Long, Bái Đính… mà còn có nền ẩm thực truyền thống vô cùng phong phú.
Một số món quen thuộc đã được nhiều người biết đến như thịt dê, cơm cháy, bún mọc, miến lươn, cá rô… còn có sự xuất hiện của những món độc đáo, mới lạ, đặc sản của vùng rừng sâu nước thẳm mà ít người từng biết đến. Những món ăn này được chế biến theo những cách rất riêng, nguyên liệu thuộc hàng hiếm có khó tìm, gần như chỉ có tại Ninh Bình.
Món ăn đặc sản ở Ninh Bình: Chôm chôm rừng chiên xù "tưởng không ngon" mà "ngon không tưởng"
Top mon an dac san o Ninh Binh-Hinh-2
Chôm chôm thường được chế biến bằng cách chiên giòn, ăn kèm lá thơm. Nhiều người nghiền món đặc sản này ăn mãi không chán, nhưng nhiều người chỉ nhìn thấy cũng đã... khiếp sợ. (Ảnh: MiA)
Chôm chôm ở Ninh Bình không phải chỉ là một loại trái cây, chôm chôm được nhắc đến ở đây là một loại côn trùng có hình dạng khá giống với cào cào, châu chấu. Loài này chuyên sống ở những khu vực rừng núi, ăn các loại cây, lá rừng nên thịt rất thơm.
Để bắt chôm chôm, người dân sẽ mang theo vợt lưới. Sau khi mang về thì ngắt bớt phần cánh sau đó chiên giòn rồi ăn kèm với các loại lá. Món ăn khá giống với châu chấu rang mà tuổi thơ chúng ta vẫn thường cùng nhau ra ruộng bắt về ăn. Món ăn khô khô, béo béo, thơm thơm, mang hương vị đồng quê và uống với chút rượu cay nồng thì lại càng hợp hơn nữa.
Món ăn đặc sản ở Ninh Bình: Là một món ăn được chế biến vô cùng công phu, hương vị của giò trứng Nộn Khê sẽ kích thích tất cả giác quan của thực khách
Top mon an dac san o Ninh Binh-Hinh-3
Nhờ ngoại hình bắt mắt và giò trứng Nộn Khê thu hút các tín đồ ẩm thực trước cả khi họ biết hương vị thơm ngon thực sự của món ăn. (Ảnh: MiA)
Giò trứng Nộn Khê là một món ăn không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực của làng Nộn Khê, thuộc huyện Yên Mộ, tỉnh Ninh Bình. Sự sáng tạo và tinh hoa của món giò trứng Nộn Khê được thể hiện ở sự kết hợp của món giò quen thuộc và trứng gà, việc này đã món ăn tăng dinh dưỡng, ngon miệng hơn và độ ngấy cũng giảm bớt so với giò thông thường.
Nguyên liệu chính để làm nên món giò trứng Nộn Khê hấp dẫn này chính là những nguyên liệu hết sức quen thuộc như thịt lợn xay, ba chỉ, trứng gà, là chuối, lạt buộc và các loại gia vị. Món giò trứng Nộn Khê này khi làm thì được đặt xen kẽ một lớp thịt rồi lại đến một lớp trứng, kèm theo là vài lát thịt ba chỉ, cứ vậy mà xếp chồng, đan xen nhau tầng tầng lớp lớp, hòa quyện vào nhau thật đầy đặn, vuông vắn. Để món giò trứng Nộn Khê này cắt ra trông đẹp mắt như những cách hoa thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, sự tài hoa và khép léo khi sắp xếp trứng của người thợ.
Món ăn đặc sản ở Ninh Bình: Cá kho gáo – Món ăn đặc biệt với hương vị độc đáo khó quên
Top mon an dac san o Ninh Binh-Hinh-4
Đặc biệt từ tên gọi cho đến cách mà người dân nơi đây tạo ra hương vị khó quên cho món ăn này, cá kho gáo là món ăn ngon khó có thể bỏ qua khi ghé thăm và trải nghiệm ẩn thực độc đáo tại Ninh Bình. (Ảnh: MiA)
Giống như tên gọi của mình, nguyên liệu của món cá kho gáo rất đơn giản và không hề cầu kỳ. Điểm nổi bật nhất trong món ăn đặc sản Ninh Bình này chính là phần cá được kho có màu vàng ươm vô cùng đẹp mắt. Không chỉ đẹp ở màu sắc mà thịt cá còn chắc nịch, lại còn mềm và thơm phức hơn so với các món cá kho khác.
Quả gáo tròn và ngoài da có gai mềm giống như chôm chôm. Quả gáo có hai loại gáo và gáo xanh, cả hai loại này khi chưa chín thì ăn hơi chát nhưng khi chín rồi thì sẽ có vị ngọt thanh, hơi chua nên kết hợp với muối rất ngon. Với vị chua và ngọt thanh của quả gáo, người dân sử dụng như một nguyên liệu trong món cá kho gáo và tạo nên một hương vị đậm đạ đặc trưng của vùng đất Ninh Bình.
Khi thưởng thức món cá kho gáo này, tín đồ ẩm thực sẽ cảm nhận được rất nhiều hương vị thơm ngon. Vị chua chua thanh thanh và cay cay của món ăn chắc chắn sẽ khiến thực khách ghiền luôn đấy. Món cá kho gáo này kết hợp với cơm, nhất là vào những ngày mát trời mang đến một trải nghiệm ẩm thực hoàn hảo cho thực khách.
Món ăn đặc sản ở Ninh Bình: Là một món ăn dân dã và gắn liền với làng quê của chốn cố đô một thời uy nghiêm, những bát canh cua rau dâm bụt lại khiến bao người thương nhớ
Top mon an dac san o Ninh Binh-Hinh-5
Những tô canh cua rau dâm bụt dân dã nhưng lại khiến người ta nhớ mãi chẳng quên. (Ảnh: MiA)
Ở tại chốn làng quê Ninh Bình, người dân địa phương vẫn thường dùng kèm canh với cà pháo muối. Ngoài ra, họ cũng thường lấy lá dâm bụt mang đi luộc, sau đó chấm cùng nước mắm tỏi ớt, ăn rất ngon và mát, cực kỳ thích hợp để thưởng thức trong những ngày ông trời ‘đỏng đảnh’ oi nóng cả sáng lẫn tối.
Nghe có vẻ là lạ vậy ấy, nhưng nhiều người có cơ hội được thưởng thức món canh đặc biệt này trong hành trình khám phá Ninh Bình đều nhận xét rằng món canh này lại ngon hơn họ tưởng tượng rất nhiều. Khi mới ăn vào, vị của canh tương tự như món canh cua rau đay, mồng tơi nhưng cái hậu sẽ thơm, ngọt và mát hơn cả. Khi nhai từng chiếc lá rau dâm bụt, thực khách sẽ không hề có cảm giác hơi nhẫn như canh cua rau đay mà ngược lại, rau sẽ tan ngay nơi đầu lưỡi, thơm ngon và hấp dẫn.
Món ăn đặc sản ở Ninh Bình: Gỏi cá nhệch trở nên quen thuộc với khách du lịch nhờ vào hương vị thơm ngon, ăn với nhiều loại rau mùi khác nhau
Top mon an dac san o Ninh Binh-Hinh-6
Không chỉ có hương vị thơm ngon, ăn một lần là nhớ mãi mà gỏi cá nhệch còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhiều đạm. (Ảnh: MiA)
Bên cạnh cơm cháy Ninh Bình hay ốc núi đá Ninh Bình thì gỏi cá nhệch cũng là một đặc sản Ninh Bình mà du khách nên thử nếu có dịp đến với vùng đất thiêng. Món ăn có hương vị bùi của gạo nếp, vị chua của giấm xen lẫn vào đó là vị cay nóng của sả, tỏi, ớt, gừng,... Vì thế sẽ là "nấc thang" đưa các "tín đồ ẩm thực" đi khám phá nhiều cung bậc hương vị khác nhau. Du khách ăn một lần là sẽ nhớ mãi.
Món gỏi cá nhệch là một món ăn khó, đòi hỏi người thợ phải cầu kỳ và chu toàn trong việc sơ chế và chế biến, nếu không sẽ "phí hoài" một đặc sản ngon và đắt tiền. Hoàn toàn tươi sống, cá sẽ được và trộn chung với thính – Gạo nếp giã nhỏ và rang lên để có mùi thơm bùi. Cách này sẽ giúp thịt cá thơm hơn và có vị bùi bùi, béo béo rất ngon. Cuối cùng, phần da cá thì đầu bếp sẽ chiên giòn lên để cuốn chung với gỏi.
Đặc biệt, phần gỏi cá nhệch phải có được vị chua thanh của giấm ngâm. Giấm nấu để ăn gỏi cá nhệch Ninh Bình thì phải có độ đặc sánh, màu đỏ cam, và dậy mùi các loại gia vị riêng của từng nhà hàng. Nhìn chung thì các nhà hàng thường sử dụng nước mắn, tỏi, ớt, gừng tươi, hạt tiêu, mỳ chính để có thể nấu được phần nước chấm gỏi cá nhệch Ninh Bình đúng vị.
Top mon an dac san o Ninh Binh-Hinh-7
Một phần gỏi nhệch Ninh Bình đôi khi cũng được trộn cùng với sả. (Ảnh: MiA)
Nếu cách chế biến của gỏi cá nhệch đã cầu kỳ thì cách ăn cho đúng điệu cũng "làm khó" du khách không kém. Thế nhưng, dù cách ăn khó là thế nhưng hương vị của gỏi cá nhệch Ninh Bình sẽ làm cho thực khách sẵn sàng vượt khó để được thưởng thức.
Để bắt đầu, du khách sẽ lấy lá sung, bánh tẻ hoặc lá ổi làm "phần nền" để cuốn phần nhân bên trong gồm 7749 các loại rau mùi, thảo mộc như lá bọc cách, là mùi tàu, lá mơ, rau má, đinh lăng, rau quế, bạc hà… Điểm đặc biệt chính là sẽ cuốn theo hình phễu rồi nhồi gỏi cá vào ở giữa, tưới nước chẻo lên trên cùng. Lúc này các "tín đồ ẩm thực" phải nhanh tay rắc hành khô, ớt, riềng để thưởng thức trước khi phần nước chẻo chảy vào tay. Nếu là một tín đồ của hệ "healthy" thì đây chắc chắn là một cách ăn rất ưa thích vì ăn được rất nhiều loại rau khác nhau.
Để miêu tả mùi vị của gỏi cá nhệch thì đầu tiên, thực khách sẽ cảm thấy vị giòn và chát của các loại rau mùi, rau rừng, sau đó sẽ là vị ngậy, béo của chẻo rồi vị ngọt ngọt bùi bùi của cá kết hợp cùng thính. Cuối cùng đó là những nốt vị nồng, thơm và cay của riềng, sả, ớt. Ăn hết một "phễu", du khách sẽ thấy vị giác của mình "bùng nổ" với vị dai, mềm, lại béo, bùi và ngọt ngào. Lúc ấy, uống thêm một chút rượu nếp Kim Sơn đặc sản – Cay cay, thơm thơm, uống đến đâu nóng đến đó thì sẽ khiến món ăn này khó mà có thể quên được.
Món ăn đặc sản ở Ninh Bình: Chạo chân giò Kim Sơn mang hương vị cuộc sống vùng đất Cố đô
Top mon an dac san o Ninh Binh-Hinh-8
Từng miếng thịt được cắt mỏng, trộn thấm đều với gia vị, cùng cách bày trí vô cùng hấp dẫn. (Ảnh: MiA)
Theo người dân Kim Sơn bật mí thì món ăn chỉ dành cho các cánh mày râu làm mồi nhậu, song chạo chân giò Kim Sơn vẫn gây cuốn hút đến cả các tín đồ ẩm thực xa gần khi có dịp ghé thăm Ninh Bình. Ngoài ra, việc hội tụ trọn vẹn vị đắng, cay, ngọt bùi, chua chát mà chạo chân giò Kim Sơn còn được xem là loại đặc sản mang hương vị cuộc sống gây ấn tượng với nhiều người.
Món ăn này được bật mí không hề khó làm, nhưng đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận từ khâu lựa chọn, chuẩn bị nguyên liệu đến nêm nếm sao cho vừa miệng mà vẫn khiến người ăn cảm thấy "đã" ngay từ hương vị đầu tiên. Nguyên liệu chính được sử dụng trong món ăn này chính là chân giò lợn.
Món chạo chân giò Kim Sơn này chắc chắn phải có sự góp mặt của lá sung và lá đinh lăng, ăn kèm cùng với rau ngổ, chuối xanh và bánh đa, chấm với tương bần thì phải gọi là cực phẩm. Đặc biệt, "tinh hoa" của chạo chân giò Kim Sơn càng nổi bật hơn khi hoà quyện cùng hương vị tương bần. Muốn tương bần ngon hơn thì cho thêm ít đường và gừng để khơi gợi mùi hương của tương.
Top mon an dac san o Ninh Binh-Hinh-9
Du khách có thể ăn chạo chân giò Kim Sơn ngoài quán với giá thành tham khảo một mâm chạo đầy đủ ăn no nê từ 3 - 4 người dao động từ 150.000 VNĐ. (Ảnh: MiA)
Chạo chân giò Kim Sơn sau khi hoàn thành dược bày ra đĩa với màu sắc hấp dẫn, bắt mắt kết hợp với mùi thơm ngây ngất khiến ai cũng mong ngóng được thưởng thức ngay tắp lự. Khi ăn miếng đầu tiên, thực khách sẽ nghe thấy mùi lá chanh và sả thơm nồng từ miếng thịt lợn mềm. Quyện cùng vị bùi của rau thơm, mùi riềng, vị chua của xoài, khế mang đến hương vị đậm đà không sao tả được. Ăn nhiều nhưng không hề ngấy, nhất là nhâm nhi cùng một rượu Kim Sơn thì mỹ vị nào sánh bằng.
Nguyên liệu đơn giản, thêm chút khéo léo trong cách nấu ăn của người dân Kim Sơn tạo nên một món ăn ngon độc đáo không ai cưỡng lại được. Chạo chân giò Kim Sơn là thịt bắp giò được thui vàng, rồi đem áp chảo gang rất kỳ công sau đó thái mỏng trộn với các gia vị quen thuộc. Không phải cao lương, sơn hào hải vị nhưng chạo chân giò Kim Sơn vẫn đủ sức hạ gục các tín đồ ẩm thực ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
* Tiêu đề bài viết đã được đặt lại

Top đặc sản độc lạ không thể bỏ lỡ khi đến Hà Giang

Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang không chỉ mang đến những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là cơ hội để du khách thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo của vùng cao.

Top dac san doc la khong the bo lo khi den Ha Giang
Mang tên một loài hoa đặc trưng của Hà Giang, bánh tam giác mạch khiến nhiều người tò mò. Bánh được làm từ hạt tam giác mạch xay mịn, pha với nước và hấp chín. Bánh có vị bùi bùi, thơm ngon, là món ăn quen thuộc của người dân địa phương. Ảnh: Bách hoá Xanh

Cách sơ cứu đúng khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi thấy chính mình hoặc người thân, người xung quanh đang có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu.

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy nhiều vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Mới đây là vụ 91 công nhân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shinsung Vina (Bắc Giang) bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiệc liên hoan ngày 20/10. Hay trước đó, ngày 8/10, vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn của Trường cao đẳng Lào Cai khiến 80 học sinh, sinh viên có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt..., trong đó 54 người phải nhập viện cấp cứu, điều trị...

Những vụ ngộ độc vừa qua cho thấy, ngộ độc thực phẩm đang là một mối lo, có thể xảy ra bất cứ khi nào, với bất kỳ ai. Do vậy việc nhận biết kịp thời các triệu chứng vô cùng quan trọng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời gian dài.

Triệu chứng cụ thể của ngộ độc thực phẩm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên:

Khi rơi vào những tình huống sau đây, có thể nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm: Người vừa mới ăn xong và khởi phát bệnh ngay sau đó; Có từ hai người trở lên có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm nào đó, trong khi những người không ăn thì không bị bệnh. Các dấu hiệu gợi ý ngộ độc thực phẩm là đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Nếu nguyên nhân do vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố từ vi sinh vật (độc tố vi khuẩn tiết ra): Người bệnh thường chỉ biểu hiện bệnh ở đường tiêu hoá (như đau bụng, nôn, tiêu chảy), có thể kèm theo các biểu hiện của mất nước (như khát nước, khô môi), nhiễm trùng (thường là sốt, vã mồ hôi).

Nếu nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Bệnh nhân có biểu hiện phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà cả ở các cơ quan khác, ví dụ như hệ thần kinh (đau đầu, chóng mặt), tim mạch (nhịp tim nhanh, trụy mạch).

Cach so cuu dung khi bi ngo doc thuc pham
 Ảnh minh họa/ Internet

Nếu nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Bệnh xuất hiện ngay sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định mà trong tự nhiên được biết là có thể có chứa độc tố, ví dụ như sắn, măng, cá nóc, cóc,...

Ngộ độc thực phẩm sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nặng ở đường tiêu hoá hoặc bị mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng: Rối loạn thần kinh: Đặc biệt là nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt; Rối loạn tim mạch: Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở; Có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như đau ngực, cổ, hàm, họng).

Sức đề kháng của cơ thể kém: Nhất là ở các đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi, người đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch (thường dùng trong bệnh về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.

Thông thường, ngộ độc thực phẩm triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc trong vòng 1 - 2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm dạng nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh thần cho người mắc bệnh. Vì vậy, tự bảo vệ bản thân là biện pháp cần thiết đầu tiên phải nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức quan trọng về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc làm vô cùng cần thiết.

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi thấy chính mình hoặc người thân, người xung quanh đang có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như trên, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây:

Gây nôn (nếu bệnh nhân không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu ngộ độc thực phẩm đầu tiên là kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn đang ở trong dạ dày đi ra ngoài. Có thể rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Bệnh nhân cần nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh. Với trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên thực hiện kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.

Cho người bệnh uống thật nhiều nước và được nghỉ ngơi: Sau khi bệnh nhân nôn và đi ngoài liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Chính vì vậy, đó là lúc cần tiến hành bù nước cho người bệnh. Có thể sử dụng nước lọc, dung dịch oresol hoặc uống nước gạo rang để bù lượng nước mất đi.

Gọi cấp cứu theo số máy 115 hoặc đưa bệnh nhân đến ngay tại cơ sở y tế gần nhất: Vì mặc dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu, song bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm và biến chứng bất cứ lúc nào. Vậy nên, người bị ngộ độc cần được sự trợ giúp và theo dõi từ nhân viên y tế.

Các động tác khác nên làm khi phát hiện và sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:

Giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả thông tin về nhãn mác, thậm chí là bệnh phẩm nôn ra từ người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc.

Trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm: Cần thông báo đến cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực để đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có thể kịp thời thông báo và ngăn chặn ngộ độc tiếp diễn.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nặng nhẹ, mau khỏi hay không phụ thuộc vào nhiều tác nhân gây nên như lượng chất độc ăn phải, loại ký sinh trùng và sức khỏe từng người.

Món ăn đặc sản ở Cà Mau nhất định phải thử một lần

Với những món ăn mang hương vị đậm đà của miền Tây sông nước, Cà Mau mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực vô cùng đặc biệt.

Cà Mau, vùng đất nằm ở cực Nam Tổ quốc, từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, nét đặc trưng văn hóa và con người chân thành, mến khách. Hệ sinh thái đa dạng cùng với sự khéo léo, sáng tạo của người dân địa phương đã tạo nên một nền văn hoá ẩm thực riêng biệt, khiến những du khách từng thưởng thức đều không khỏi vương vấn nhớ thương.