Nắng nóng bệnh nhân viêm màng não gia tăng

Nắng nóng lượng bệnh nhân nhập viện do viêm não, viêm màng não tăng cao. Bệnh không được điều trị kịp thời để lại nhiều di chứng: Liệt, câm, điếc, mù... 

Từ đầu năm đến nay, khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn (BVĐK) đã tiếp nhận và điều trị cho gần 40 bệnh nhân mắc viêm màng não. Đặc biệt gần đây, trong những ngày nắng nóng lượng bệnh nhân nhập viện do viêm não, viêm màng não tăng cao.

Chỉ trong 7 ngày trở lại đây, khoa Truyền nhiễm tiếp nhận và điều trị cho 7 bệnh nhân mắc viêm màng não. Hầu hết các bệnh nhân đều có các triệu chứng sốt cao, đau đầu, buồn nôn, cổ cứng, táo bón hoặc tiêu chảy…

Một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, tuy nhiên tự ý điều trị kháng sinh tại nhà, triệu chứng không đỡ mới vào viện khiến việc điều trị kéo dài hơn. Sau điều trị, các bệnh nhân đều ổn định và được ra viện, không có bệnh nhân có biến chứng nặng.

Các bệnh nhân sau điều trị đều ổn định và được xuất viện.

viem-mang-nao11.jpg
Bệnh nhân viêm màng não điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn - Ảnh BVCC

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cho biết, viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở trẻ em, do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng... gây ra.

Viêm màng não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt, câm, điếc, mù, thậm chí là tử vong. Bệnh viêm màng não xuất hiện rải rác quanh năm, xu hướng gia tăng vào mùa nắng nóng.

Một số dấu hiệu khi mắc bệnh viêm não, viêm màng não: Sốt rất cao kèm đau đầu, uống thuốc hạ sốt không đỡ, buồn nôn và nôn, kích thích, vật vã, cứng cổ, lú lẫn, ảo giác, sợ ánh sáng… Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trên, cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt để khám và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh xung quanh nơi ở, nơi làm việc, diệt muỗi, phun thuốc muỗi, nằm màn hoặc dùng thuốc chống muỗi để phòng các bệnh do muỗi đốt.

Ngoài ra, cần thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng, súc miệng, họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn mũi, họng.

Tiêm vắc xin đầy đủ để giúp phòng bệnh và tránh các di chứng sau khi mắc bệnh.

20% người mang trùng não mô cầu, cách phòng tránh

Viêm màng não do não mô cầu tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%. Dù điều trị kịp thời di chứng nặng nề vẫn tồn tại như điếc, co giật, tổn thương thần kinh...

Diễn biến nhanh, nguy cơ tử vong cao

Não mô cầu (Neisseria meningitidis) là một trong những tác nhân vi khuẩn nguy hiểm hàng đầu gây bệnh viêm màng não. Bệnh do não mô cầu xâm lấn (IMD) cũng có thể diễn tiến thành nhiễm trùng huyết (< 15%), sốc nhiễm trùng do não mô cầu (20%) hay viêm phổi (5-20%) hoặc các thể bệnh khác.

Trẻ sơ sinh 20 ngày tuổi viêm não mô cầu, thủng ruột

Viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ kể từ khi vi khuẩn mô cầu thâm nhập vào cơ thể.

20 ngày tuổi đã nguy kịch vì nhiễm viêm não mô cầu

Ngày 9/6, khoa Hồi sức Sơ sinh – Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, vừa qua, khoa đã tiếp nhận một trường hợp viêm màng não mô cầu ở trẻ sơ sinh. Bệnh nhi 20 ngày tuổi, trú tại huyện Kỳ Sơn, thoát khỏi tình trạng nguy kịch nhờ được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Viêm màng não nguy kịch do nhiễm nấm từ chim bồ câu

Viêm màng não do nấm là bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, diễn tiến âm thầm, đột ngột đe dọa tính mạng. Bệnh là thách thức trong điều trị. 

Ngày 16/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa cứu sống bệnh nhân viêm màng não nguy kịch do nấm ở người xơ gan do rượu.

Đau đầu, sau 2 tuần người bệnh nguy kịch tính mạng