Hơn 250 bệnh được kê đơn thuốc ngoại trú từ 30 - 90 ngày

Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, từ ngày 1/7/2025, có hơn 250 bệnh sẽ được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày và không quá 90 ngày.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/7.

Theo Thông tư mới này, người bệnh mắc một số bệnh mạn tính thuộc danh mục cho phép sẽ được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày, thay vì giới hạn tối đa 30 ngày như trước đó.

Trong danh mục do Bộ Y tế ban hành, có tổng cộng 252 bệnh được áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày, thuộc 16 chuyên khoa như: Ung thư, bệnh về máu, bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa, bệnh tâm thần, bệnh hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, da, bệnh hệ cơ - xương - khớp và mô liên kết, bệnh về ký sinh trùng…

Danh mục 252 bệnh được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày.

Danh mục 252 bệnh được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày.

Theo danh sách trên, các bệnh mạn tính phổ biến được cấp thuốc trên 30 ngày như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, COPD, rối loạn lo âu, trầm cảm, viêm gan B mạn tính, HIV/AIDS, suy giáp, suy tuyến yên, Parkinson, Alzheimer, sa sút trí tuệ, các bệnh về máu và miễn dịch như Thalassemia, xơ cứng cột bên teo cơ, cũng như một số bệnh phụ khoa ở tuổi vị thành niên như rong kinh tuổi dậy thì… Ngoài ra, có các nhóm bệnh về thần kinh, một số ung thư, bệnh về máu, thần kinh, mắt cũng được kê đơn ngoại trú trên 30 ngày.

Tuy vậy, đại diện Bộ Y tế cũng nêu rõ, không phải cứ thuộc danh mục bệnh nêu trên là mặc nhiên sẽ được kê thuốc trên 30 ngày. Bác sĩ phải đánh giá kỹ tình trạng của từng bệnh nhân trước khi quyết định có thể là 30, 60 hoặc 90 ngày.

1-8829.jpg
Ảnh minh họa/ Internet

Đây được coi là bước thay đổi mang tính đột phá, tháo gỡ những bất tiện kéo dài suốt nhiều năm qua, đặc biệt với người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, người cao tuổi hoặc người gặp khó khăn trong việc đi lại.

Theo chuyên gia của Bộ Y tế, việc kê đơn trên 30 ngày giúp người bệnh không nhất thiết phải tái khám hàng tháng. Tuy nhiên, người có bệnh mạn tính cần đến cơ sở y tế tái khám ngay, nếu có các triệu chứng bất thường về sức khỏe, chứ không chờ dùng hết đơn thuốc ngoại trú.

Sóc Trăng phát hiện cơ sở bán thuốc tân dược hết hạn sử dụng

Ngày 24/6, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng cho biết, đơn vị đang xem xét, xử lý một cơ sở kinh doanh thuốc tân dược bán thuốc đã hết hạn sử dụng.

Trước đó, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Sóc Trăng phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất, phát hiện 4 vụ việc vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa quá hạn sử dụng, bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc… với tổng giá trị hàng hóa vi phạm gần 70 triệu đồng.

Đáng chú ý có 1 vụ buôn bán 5 loại thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng với tổng giá trị hàng hóa vi phạm gần 18 triệu đồng.

Xử phạt 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm

Qua quá trình kiểm tra trong tháng đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, đã phát hiện 17 cơ sở vi phạm, xử lý nhiều đơn vị liên quan đến thuốc, mỹ phẩm kém chất lượng.

Ngày 18/6, Cục quản lý Dược đã có báo cáo công bố kết quả thực hiện tháng cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Phát hiện nhiều sai phạm, tiêu hủy hơn 800 ống thuốc điều trị bệnh lý thần kinh.

Tuyệt đối không tự kê đơn thuốc cho con

Việc phụ huynh tự kê đơn thuốc cho con có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ nhỏ.

Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển nhanh chóng của mạng internet và thông tin y tế dễ dàng tiếp cận, không ít phụ huynh có xu hướng tự chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc cho con mà không thông qua ý kiến của bác sĩ. Hành động tưởng chừng tiết kiệm thời gian và chi phí này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ.

t1.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet