Thai phụ 40 tuổi bị sốt xuất huyết đe dọa tính mạng mẹ con

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ thường suy yếu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho virus Dengue tấn công và phát triển mạnh mẽ, dẫn đến thể bệnh nặng.

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ vừa tiếp nhận điều trị cho thai phụ 40 tuổi (ở TP Cần Thơ) mang thai tuần thứ 24 bị nhiễm sốt xuất huyết diễn tiến nặng.

Các bác sĩ cũng cảnh báo nguy cơ thai phụ mắc bệnh sốt xuất huyết có thể diễn biến sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng cả mẹ và thai nhi.

Thai phụ là chị V.T.H, nhập viện tối 1/7/2025, trong tình trạng sốt cao và mệt mỏi. Trước đó một ngày, chị H. xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ nhưng không có dấu hiệu cải thiện. Qua thăm khám và kết quả các xét nghiệm, cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán thai phụ dương tính với virus Dengue.

Ngay lập tức, thai phụ được chuyển đến khoa Sản bệnh để theo dõi tích cực với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ sản khoa và nội khoa. Tuy nhiên, tình hình sức khỏe của chị H diễn biến phức tạp, lượng tiểu cầu trong máu bắt đầu sụt giảm nhanh chóng.

Đến ngày 4/7, tình trạng của chị H chuyển biến nặng với các dấu hiệu nguy hiểm như tiểu cầu giảm thấp kèm theo huyết áp thấp, nguy cơ xuất huyết tăng cao. Trước diễn biến phức tạp, thai phụ được chuyển đến khoa Phẫu thuật gây mê - Hồi sức tích cực - Chống độc.

thai-phu-sxh.jpg
Thai phụ mắc sốt xuất huyết diễn biến đe dọa sức khỏe - Ảnh BVCC

Mặc dù được theo dõi sát sao, nhưng số lượng tiểu cầu vẫn tiếp tục giảm xuống mức báo động, kèm theo các biến chứng như giảm Albumin máu và hạ Kali máu, đe dọa sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Hiện tại, thai phụ được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu xuất huyết, sốc sốt xuất huyết và tình trạng thai nhi. Đồng thời, các bác sĩ tập trung điều trị triệu chứng, hạn chế vận động và bù dịch khi cần thiết, bởi sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Theo các bác sĩ khoa Phẫu thuật gây mê - Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Phụ Sản TP Cần Thơ, trường hợp của chị H cho thấy mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết đối với phụ nữ mang thai.

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ thường suy yếu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho virus Dengue tấn công và phát triển mạnh mẽ, dễ dẫn đến thể bệnh nặng.

Virus Dengue tác động trực tiếp vào cơ quan tạo máu, gây ra tình trạng rối loạn đông máu, với biểu hiện rõ rệt nhất là sụt giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Tình trạng này làm tăng nguy cơ chảy máu khó cầm, có thể dẫn đến những biến chứng thai kỳ như sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Đối với người mẹ, nguy cơ đối mặt với tiền sản giật, tổn thương gan, thận và đặc biệt là xuất huyết ồ ạt không cầm được khi chuyển dạ rất cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

"Các thai phụ không được chủ quan khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ như: Sốt cao đột ngột, đau mỏi cơ khớp, chảy máu chân răng, chảy máu cam hay xuất hiện các chấm xuất huyết dưới da cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời”, các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản TP Cần Thơ khuyến cáo.

Trẻ 12 tuổi béo phì nguy kịch do mắc sốt xuất huyết

Sốc sốt xuất huyết diễn tiến nặng ở trẻ cơ địa dư cân béo phì, trẻ nhũ nhi, tình trạng cô đặc máu nhiều… gây khó khăn trong điều trị.

Ngày 9/7, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cho biết, bệnh viện đang điều trị cho bé trai T. N. M. K. (12 tuổi, ngụ TPHCM) bị sốc sốt xuất huyết trên cơ địa dư cân béo phì với cân nặng 83 kg. Trẻ bị suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết.

Khai thác bệnh sử ghi nhận bé K. sốt cao liên tục 3 ngày. Đến ngày thứ 4, bé bị đau bụng, ói ra dịch lợn cợn nâu, tay chân lạnh nên người nhà đưa đi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Hà Nội ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua

Trong tuần qua (từ ngày 27/6 đến 4/7/2025), toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường và không có ca tử vong. So với tuần trước, số ca mắc tăng 8 ca.

Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 331 ca mắc sốt xuất huyết, không có tử vong, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy chỉ số côn trùng tại một số ổ dịch vẫn ở ngưỡng nguy cơ cao, số ca mắc có thể tiếp tục tăng do thời tiết đang bước vào giai đoạn thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.

Kích thích huyệt phục hồi tóc rụng sau sốt xuất huyết

Sau sốt xuất huyết và bệnh mạn tính, tóc rụng rất nhiều, chế độ dinh dưỡng hợp lý và day bấm huyệt có thể giúp tóc phục hồi.

Sau sốt xuất huyết và bệnh mạn tính, tóc rụng rất nhiều, chế độ dinh dưỡng hợp lý và day bấm huyệt có thể giúp tóc phục hồi.

“Không chỉ sốt xuất huyết mà mọi bệnh gây sốt cao đều có thể để lại hậu quả rụng tóc nhiều. Đó là do khi bị sốt, máu tập trung nuôi dưỡng các phủ tạng quan trọng (tim, não, thận...) và được huy động đến ổ nhiễm trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Khi đó, các chất để nuôi dưỡng nang tóc bị giảm sút, vì da không phải là bộ phận được ưu tiên”, TS.BS Phạm Đăng Bảng, Giám đốc chuyên môn tại TTClinic cho biết.