Suýt chết vì ăn tiết canh: Cách phòng tránh liên cầu khuẩn lợn

Mới đây, một bệnh nhân ở Lạng Sơn suýt chết vì bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh. Theo các bác sĩ, nếu vào viện chậm 1 ngày, người bệnh không còn khả năng cứu chữa.

Suýt chết vì ăn tiết canh
Gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận ông T.V.T (59 tuổi, ở thị trấn Cao Lộc, Lạng Sơn) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, nôn, ù tai, cứng gáy, trên da có ban xuất huyết hoại tử màu tím đen.
Thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống ngày 19/6 cho biết, qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn liên cầu lợn, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng. Được biết, ông T. có thói quen ăn tiết canh từ nhiều năm nay.
Suyt chet vi an tiet canh: Cach phong tranh lien cau khuan lon
Da chân bệnh nhân có ban xuất huyết hoại tử màu tím đen, đỏ tía. Ảnh: BVCC/Sức khỏe Đời sống. 
Các bác sĩ đánh giá, bệnh nhân T. trong tình trạng tiên lượng rất nặng, nếu vào viện chậm khoảng 1 ngày nữa thì bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa.
Tại bệnh viện, ông T. được điều trị hồi sức tích cực bằng kháng sinh, chống phù não, bù dịch,…Sau 3 ngày vào viện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Trước đó, không ít trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn đã được ghi nhận tại Việt Nam.
Gần đây nhất là vào tháng 5/2023, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, bệnh nhân này là nam 48 tuổi, địa chỉ ở xã Phú Châu, huyện Ba Vì. Bệnh nhân đã tham gia giết mổ lợn bệnh. Trong quá trình giết mổ, bệnh nhân không sử dụng biện pháp bảo hộ.
Hai ngày sau khi giết mổ lợn, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, rét run, mệt mỏi, đau cơ, đau mỏi người, buồn nôn, nôn rồi tiếp tục xuất hiện ban xuất huyết vùng đầu và trên cơ thể nên được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn và được chuyển đến Bệnh viện Quân y 105 để điều trị. Sau đó, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.
Sự nguy hiểm của vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu Streptococcus suis có hình ô van hay bầu dục, bắt màu Gram dương (+) và sắp xếp thành chuỗi. Nó có thể sống ở nhiệt độ 60 độ C trong 10 phút, 50 độ C trong 2 giờ và 10 độ C trong 6 tuần.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, khi mắc bệnh do liên cầu lợn, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa.
Suyt chet vi an tiet canh: Cach phong tranh lien cau khuan lon-Hinh-2
Ảnh minh họa.  
Người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng, biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu).
Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng...Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được, nếu không thì có thể gây phù não, hôn mê và tử vong.
Cách phòng tránh liên cầu khuẩn lợn
Để chủ động phòng, chống lây nhiễm bệnh liên cầu lợn sang người, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã ban hành Công văn số 226/DP-DT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, triển khai ngay các biện pháp xử lý ổ dịch; các cơ sở khám chữa bệnh đặc biệt chú ý những trường hợp người bệnh có triệu chứng nghi nhiễm liên cầu lợn, khai thác tiền sử dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm điều trị bệnh nhân kịp thời để tránh tử vong và thông báo cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật để điều tra, xử lý ổ dịch.
Đồng thời, tăng cường truyền thông, thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm liên cầu lợn sang người như: Không ăn sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín hoặc từ lợn ốm, chết, đặc biệt không ăn tiết canh lợn; có biện pháp bảo hộ lao động như đeo găng tay, khẩu trang cho những người chăn nuôi, tiếp xúc, giết mổ, buôn bán gia súc.
Người dân tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề; cần nấu chín thịt. Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín,...
Khi sốt cao (40 đến 41 độ C) sau khi tiếp xúc với lợn (nhất là lợn ốm hoặc chết), xuất hiện các bất thường ở da thì nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút

Nguồn video: THĐT

Cầu hòa chồng cũ vì con, người phụ nữ bị chỉ trích dữ dội

Theo lời người chồng cũ, anh rơi vào cảnh gà trống nuôi con sau khi ly hôn nên kiệt sức cả về thể chất và tinh thần, khiến anh khinh thường vợ cũ và những lý lẽ của cô.

Kinh ngạc mẹo thông cống không cần tháo dỡ, loại 90% mùi hôi

Dầu mỡ, thức ăn thừa tích tụ lâu ngày khiến ống bị tắc. Thay vì tháo dỡ thiết bị, bạn nên áp dụng cách thông cống dưới đây vừa hiệu quả, vừa loại bỏ mùi hôi.

Kinh ngac meo thong cong khong can thao do, loai 90% mui hoi
 Tắc cống là sự cố dễ khiến sinh hoạt gia đình bị đảo lộn. Với những căn hộ chung cư, tắc cống bất tiện gấp bội. Mọi hoạt động như rửa tay, rửa bát, tắm rửa,... đều bị hạn chế vì khó có thể loại bỏ lượng nước đã sử dụng. Không chỉ gây bất tiện, tắc cống còn khiến sàn nhà ngập nước, không gian sống ám mùi, vi khuẩn có điều kiện phát triển gây nguy hiểm tới sức khỏe. (Ảnh: Share99, minh họa)

Sự đáng sợ của loại vi khuẩn gây bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore vô cùng nguy hiểm bởi ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh Whitmore, do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.
Su dang so cua loai vi khuan gay benh Whitmore
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore được liệt vào danh sách vi khuẩn có tính khủng bố sinh học.