Sự nguy hiểm của loại vi khuẩn gây ngộ độc Botulinum

Độc tố sinh ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) có độc lực mạnh hơn tất cả các vi khuẩn khác.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Clostridium botulinum (C.botulinum) là một vi khuẩn hình que, gram dương, sống kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử, gây bệnh bằng ngoại độc tố.
Trong tự nhiên, các bào tử của vi khuẩn C.botulinum phổ biến và có khả năng sống sót cao ở trong đất và bụi, được tìm thấy trong đất vườn, nghĩa trang, bùn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, đường tiêu hóa của động vật, gia cầm, cá...
Nha bào có nhiều trong đất và có sức đề kháng cao, đặc biệt chịu nóng trên 100 độ C vẫn sống, đun nóng ở nhiệt độ 120 độ C trong 10 phút mới giết chết được nha bào.
Su nguy hiem cua loai vi khuan gay ngo doc Botulinum
Ảnh: Wikipedia.  
Ở điều kiện thích hợp, bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum sẽ tạo thành độc tố và sinh 7 loại độc tố A, B, C, D, E, F, G. Hay gây ngộ độc là loại A và B, ít hơn là loại E. 
Độc tố của Clostridium botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác. Nó chịu được men tiêu hoá và môi trường axit nhẹ của dạ dày, mất tác dụng bởi kiềm và nhiệt độ cao 120 độ C/5 phút hoặc 80 độ C/10 phút hoặc đun sôi trong vài phút.
Độc tố Botulinum là một chất độc cực mạnh, chỉ 0,03 mcg tiêm tĩnh mạch có thể gây tử vong một người nặng 70 kg. 1 kg có thể gây tử vong 1 tỉ người.
Vi khuẩn C.botulinum phổ biến trong môi trường nên có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm đóng hộp như sữa bột, pho mát, xúc xích, lạp xưởng, thực phẩm lên men yếm khí,...
Để phòng chống ngộ độc do botulinum, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo:
1. Trong sản xuất, chế biến phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất. Trong sản xuất đồ hộp, phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt;
2. Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Thực hiện ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.
Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.
3. Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Botulinum, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>>> Mời độc giả xem thêm vdieo: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm

Nguồn video: THĐT

Trốn đến nhà em vì bị chồng đánh, người phụ nữ gặp kết thảm

Khi mẹ cô Lưu phơi xong quần áo và quay trở lại phòng khách, bà nghe thấy tiếng kêu cứu, chạy vội vào xem thì thấy con gái và con dâu của mình nằm trong vũng máu.

Tại Đông Quan, Quảng Đông, Trung Quốc, một vụ án mạng đau lòng xảy ra. Người phụ nữ 41 tuổi họ Lưu bị bạo hành trong một thời gian dài, do đó cô đề nghị ly dị và rời khỏi nhà chồng ở Hồ Nam, về nhà em trai ở Đông Quan nương náu. Nào ngờ, quyết định này lại khiến cô Lưu và cả gia đình em trai gặp họa.

Thanh niên bị còng tay đăng ký kết hôn và sự thật đau lòng

Anh Hồ mong muốn có thể hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn trong hoàn cảnh đặc biệt, để có động lực sớm cai nghiện thành công, trở về bên gia đình.

Cảnh tượng cảm động diễn ra tại Văn phòng đăng ký kết hôn thành phố Đức Dương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Một người đàn ông trẻ tuổi họ Hồ mang trên mình chiếc còng tay, khóc nấc khi làm thủ tục kết hôn, khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, sau khi biết chuyện thì thương cảm, xúc động.

Không thể ngờ 8 loại thực phẩm này giúp thải độc hiệu quả

Cơ thể cần được bổ sung những loại thực phẩm đặc biệt giúp đào thải độc tố, chữa lành ngay từ bên trong.

Khong the ngo 8 loai thuc pham nay giup thai doc hieu qua

Các loại rau thuộc họ cải và rau xanh: Các loại rau họ cải và rau xanh như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, su hào, củ cải, rau bina... có nhiều carotenoid, vitamin C, vitamin E, protein, chất xơ và nhiều loại các khoáng chất khác giúp phòng chống ung thư, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bảo vệ gan, chống viêm, kháng vi-rút, thúc đẩy bài tiết độc t...