Sao Chổi cung cấp yếu tố quan trọng hình thành sự sống trên Trái đất?

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu mới cho thấy, Sao Chổi có đóng góp to lớn trong việc giúp hình thành sự sống trên Trái đất, mang các yếu tố không thể thiếu cho sự sống là phốt pho đến hành tinh chúng ta.

Các ngôi sao trong vũ trụ đều có đóng góp không nhỏ trong việc hình thành sự sống trên Trái đất. Nghiên cứu mới đây đã sử dụng Đài Quan sát ALMA ở Chile, cũng như tàu vũ trụ Rosetta của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu để xem xét khu vực hình thành sao AFGL 1542. Họ tìm thấy các phân tử như phốt pho monoxide.
Vì sự sống xuất hiện trên Trái đất khoảng 4 tỷ năm trước, nhưng chúng ta vẫn chưa biết các quá trình nào đã xảy ra, ông Víctor Rivilla, tác giả chính của nghiên cứu này cho biết.
Sao Choi cung cap yeu to quan trong hinh thanh su song tren Trai dat?
Nguồn ảnh: ESA 
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí thiên văn hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh cho thấy, trong khu vực AFGL 1542, các ngôi sao được tạo ra từ những đám mây khổng lồ bao gồm khí và bụi, cũng như các khối xây dựng của sự sống. Các phân tử phốt pho được tạo ra khi những ngôi sao này được sinh ra. Chúng sẽ giải phóng bức xạ rồi kết hợp với các phân tử di chuyển trong không gian.
Sau khi quan sát AFGL 1542, các nhà nghiên cứu đã xem xét sao chổi 67P / Churyumov-Gerasimenko để xem các phân tử phốt pho có mặt hay không và kết quả cho thấy chúng có.
Kathrin Altwegg cho biết, cô đã bám vào việc tìm kiếm các phân tử phốt pho, sau khi cô được một nhà thiên văn học khác tiếp cận, thăm dò vào các khu vực hình thành sao bằng ALMA. Kathrin Altwegg cho rằng, phốt pho monoxide sẽ là một ứng cử viên rất có khả năng.
Do Sao Chổi có thể đã cung cấp một lượng đáng kể vật chất Prebiotic cho Trái đất sơ khai, phát hiện này cũng cho thấy phốt pho có thể đóng góp đáng kể vào các yếu tố hình thành Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu trước đây đã phát hiện phốt pho trong một đám mây xung quanh Sao Chổi, nhưng không chắc chắn làm thế nào nó đến được đó.
Theo một bài báo trên trang web của NASA, có giả thuyết cho rằng sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ các vi sinh vật ngoài vũ trụ được mang đến một cách vô tình bởi các vật thể như bụi không gian, thiên thạch và tiểu hành tinh, phốt pho rất cần thiết cho cuộc sống như chúng ta biết.
Vì Sao Chổi hầu như có thể cung cấp một lượng lớn các hợp chất hữu cơ cho Trái đất, nên phốt pho monoxide có trong Sao Chổi 67P cũng có thể có mối liên kết giữa Sao Chổi và sự sống trên Trái đất.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ.
Nguồn video: Cuộc sống thực

Trái Đất quay 1.657km/h, tại sao chúng ta không cảm nhận được?

(Kiến Thức) - Với tốc độ quay cực nhanh, bằng với tốc độ di chuyển của một chiếc máy bay chiến đấu, nhưng vì sao, tôi, bạn hay những người khác không ai có thể cảm nhận được tốc độ quay của trái đất?

     Không ít người trong chúng ta biết rằng, Trái Đất, bao gồm cả khí quyển và tất cả mọi thứ trên bề mặt hành tinh vẫn quay liên tục. Tuy nhiên, tốc độ quay của Trái đất như thế nào còn phụ thuộc vào từng vị trí trên Trái đất. Trong đó, nhanh nhất là nằm ở xích đạo, và nó đúng với mọi hành tinh trong vũ trụ, vì khi Trái đất quay quanh trục thì chu vi lớn nhất của nó nằm ở xích đạo.

    Bán kính của trái đất là 6.378 km, tức là chu vi của nó là hơn 40.000 km. Ta biết rằng Trái Đất quay đúng một vòng gần hết 24h, điều này có nghĩa là mỗi điểm trên xích đạo trái đất di chuyển 40.000 km trong vòng 24h, tương đương tốc độ quay của Trái đất vào khoảng 1.657km/h. Điều đó có nghĩa, nếu như đứng ở xích đạo, bạn đang di chuyển với tốc độ 465m/s. Trong khi đó, ở một điểm như thành phố Chicago lại có một tốc độ "thong thả" hơn là xấp xỉ 1207km/h.

    Với tốc độ quay cực nhanh, bằng với tốc độ di chuyển của một chiếc máy bay chiến đấu, nhưng vì sao, tôi, bạn hay những người khác không ai có thể cảm nhận được tốc độ quay của Trái Đất?

    Trai Dat quay 1.657km/h, tai sao chung ta khong cam nhan duoc?
     

    Choáng cách sao nhị phân V Sagittae bùng nổ vào cuối thế kỷ

    (Kiến Thức) - Hiện ngôi sao mờ nhạt V Sagittae, V Sge, trong chòm sao Sagitta hầu như không nhìn thấy được, ngay cả trong các kính viễn vọng cỡ trung bình. Tuy nhiên, vào khoảng năm 2083, ngôi sao nhị phân ngây thơ này sẽ phát nổ, trở nên sáng như Sirius.

    Trong thời gian phun trào đó, ngôi sao nhị phân V Sge sẽ là ngôi sao sáng nhất trong Milky Way. Dự đoán này được đưa ra lần đầu tiên tại cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ lần thứ 235 ở Honolulu, HI, bởi các nhà thiên văn học Bradley E. Schaefer, Juhan Frank và Manos Chatzopoulos, với Khoa Vật lý & Thiên văn của Đại học bang Louisiana.

    Phát hiện "chấn động" về cơn bão dữ dội cuốn trôi khí thiên hà

    (Kiến Thức) - Đài quan sát ALMA, Chi Lê phát hiện  những cơn gió dữ dội thổi ra từ các thiên hà. Nghi ngờ trong nhiều năm, những dòng chảy này có thể có khả năng đã tước đi khí thiên hà và ngăn chặn sự hình thành sao.

    Những cơn gió mà ALMA phát hiện là phi thường. Nhanh nhất là thổi với tốc độ hơn 1000 km/s, hoặc nhanh hơn khoảng 10 000 lần so với gió trong một cơn bão nhiệt đới trên Trái đất.
    Đây là lần đầu tiên cơn gió không gian như vậy được quan sát một cách dứt khoát trong một mẫu thiên hà.