Choáng cách sao nhị phân V Sagittae bùng nổ vào cuối thế kỷ

(Kiến Thức) - Hiện ngôi sao mờ nhạt V Sagittae, V Sge, trong chòm sao Sagitta hầu như không nhìn thấy được, ngay cả trong các kính viễn vọng cỡ trung bình. Tuy nhiên, vào khoảng năm 2083, ngôi sao nhị phân ngây thơ này sẽ phát nổ, trở nên sáng như Sirius.

Trong thời gian phun trào đó, ngôi sao nhị phân V Sge sẽ là ngôi sao sáng nhất trong Milky Way. Dự đoán này được đưa ra lần đầu tiên tại cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ lần thứ 235 ở Honolulu, HI, bởi các nhà thiên văn học Bradley E. Schaefer, Juhan Frank và Manos Chatzopoulos, với Khoa Vật lý & Thiên văn của Đại học bang Louisiana.
Giáo sư danh dự Bradley E. Schaefer, Khoa Vật lý & Thiên văn học của LSU cho biết: "Hiện chúng tôi tin chắc vào dự đoán cho tương lai của V Sge. Trong vài thập kỷ tới, ngôi sao sẽ phát sáng nhanh chóng. Vào khoảng năm 2083, tốc độ bồi tụ của nó sẽ tăng lên một cách thảm khốc, làm đổ khối lượng vật liệu với tốc độ cực cao lên sao lùn trắng, với vật liệu này bùng cháy dữ dội.
Choang cach sao nhi phan V Sagittae bung no vao cuoi the ky

Nguồn ảnh: Inverse 

Trong những ngày cuối cùng của cái chết này, toàn bộ khối lượng từ ngôi sao này sẽ rơi xuống sao lùn trắng đồng hành, tạo ra một cơn gió siêu lớn từ ngôi sao hợp nhất, xuất hiện siêu sáng như Sirius, thậm chí có thể sáng như sao Kim".
V Sge là một hệ sao lớn bao gồm một ngôi sao bình thường trong quỹ đạo nhị phân xung quanh một ngôi sao lùn trắng, nơi khối lượng của ngôi sao bình thường đang dần rơi xuống sao lùn trắng.
"Trước đây, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu V Sge, nhận ra rằng đó là một hệ thống bất thường với các tính chất cực đoan", Frank nói. "Tuy nhiên, không ai nhận ra rằng quỹ đạo hệ sao nhị phân đang xoắn ốc rất nhanh".
"V Sge đang tăng độ sáng theo cấp số nhân với quy mô gấp đôi thời gian là 89 năm, Frank nói. "Sự bừng sáng này có thể dẫn đến tăng tốc độ giảm khối lượng của ngôi sao bình thường tăng theo cấp số nhân, cuối cùng hệ sao nhị phân đang xoắn ốc rất nhanh".
Dự đoán trong vài thập kỷ tới, V Sge sẽ xoắn ốc theo tốc độ nhanh với độ sáng tăng dần. Chắc chắn, vòng xoắn ốc này sẽ lên đến đỉnh điểm với phần lớn khí trong ngôi sao bình thường rơi xuống sao lùn trắng, tất cả hoàn thành trong những tuần và ngày cuối đời. Khối lượng sao rơi này sẽ giải phóng một năng lượng hấp dẫn cực lớn.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Cháy rừng ở Úc: “Kế hoạch hoá dân số” giết 10.000 con lạc đà

Cháy rừng ở Úc đang nhận nhiều sự quan tâm. Hơn 10.000 con lạc đà sẽ bị bắn từ máy bay trực thăng vì uống quá nhiều nước ở vùng Nam Úc đang bị hạn hán.

Cháy rừng ở Úc đang hoành hoành. Theo Independent, chiến dịch “kế hoạch hoá dân số” đàn lạc đà sẽ bắt đầu hôm qua 8/1, theo lệnh của các lãnh đạo khu vực vùng Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara (APY).

Trước đó, người dân địa phương liên tục phàn nàn về việc đàn lạc đà tràn vào khu dân cư và uống mọi nguồn nước chúng tìm thấy, bao gồm cả nước từ vòi và dưới bể.

Tìm ra sự thú vị trong hệ thống sao nhị phân PDS 11

(Kiến Thức) - Hàng loạt thông tin thú vị mới được tìm thấy trong hệ thống sao nhị phân PDS 11 nhận được sự quan tâm.

Theo đó, các nhà thiên văn học Ấn Độ vừa công bố rằng họ đã phát hiện ra hệ thống sao nhị phân PDS 11 cùng những khám phá thú vị liên quan.
Tim ra su thu vi trong he thong sao nhi phan PDS 11
  Nguồn ảnh: Phys.

Kinh ngạc cú nổ bất thường trong sao nhị phân AG Draconis

(Kiến Thức) - Phát hiện thú vị liên quan tới ngôi sao nhị phân AG Draconis vừa được các nhà khoa học công bố.

Cụ thể, các nhà thiên văn học Châu Âu phát hiện ra một hoạt động bùng nổ bất thường nằm trong hệ sao nhị phân có tên gọi là AG Draconis. Các quan sát mới cho thấy, có những thay đổi về độ sáng của ngôi sao này  gần đây so với những lần bùng nổ trước đó.
Kinh ngac cu no bat thuong trong sao nhi phan AG Draconis
Nguồn ảnh: Phys. 
Trước giờ, AG Draconis được biết đến như một sao nhị phân biến thể loại S, gồm một sao lùn đỏ và một sao lùn trắng có nhiệt độ tương đương hơn 4000 độ C và gần 100.000 độ C và chúng quay quanh nhau với chu kỳ 550 lần một ngày.
Trong lần phát hiện mới nhất, các chuyên gia nhận thấy nhiều vụ nổ năng lượng quy mô lớn bắt đầu xuất hiện nhiều hơn khi sao lùn trắng đạt mức nhiệt độ siêu khủng ngược lại sao lùn đỏ có xu hướng nguội đi.

Cường độ ánh sáng từ các vụ nổ năng lượng phụ thuộc vào độ chênh lệch nhiệt độ của hai sao này trong ngày.

Cuối cùng, các chuyên gia khẳng định rằng, hiện tượng kỳ lạ này sẽ tiếp tục phát triển kéo dài khoảng từ 9-15 năm tới.

Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.