Phát hiện "chấn động" về cơn bão dữ dội cuốn trôi khí thiên hà

(Kiến Thức) - Đài quan sát ALMA, Chi Lê phát hiện  những cơn gió dữ dội thổi ra từ các thiên hà. Nghi ngờ trong nhiều năm, những dòng chảy này có thể có khả năng đã tước đi khí thiên hà và ngăn chặn sự hình thành sao.

Những cơn gió mà ALMA phát hiện là phi thường. Nhanh nhất là thổi với tốc độ hơn 1000 km/s, hoặc nhanh hơn khoảng 10 000 lần so với gió trong một cơn bão nhiệt đới trên Trái đất.
Đây là lần đầu tiên cơn gió không gian như vậy được quan sát một cách dứt khoát trong một mẫu thiên hà.
Đó là một khám phá quan trọng vì các ngôi sao hình thành từ khí phân tử và những dòng chảy này đang cướp đi nguyên liệu thô mà thiên hà cần để tạo ra những ngôi sao mới. Nếu cơn gió đủ mạnh, chúng thậm chí có thể ngăn chặn sự hình thành sao hoàn toàn.
Phat hien

Nguồn ảnh: Popular Mechanics 

"Với ALMA, giờ đây chúng ta có cơ hội thực sự nghiên cứu những cơn gió này có ý nghĩa gì đối với sự tiến hóa của thiên hà", Eckhard Sturm từ Max-Planck-Institut für extraterrestrische Physik ở Đức nhận định.
Tiến sĩ Sturm và các đồng nghiệp đã sử dụng Máy ảnh quang phổ của ALMA để nghiên cứu 50 thiên hà. Bài báo đầu tiên này tập trung vào sáu mẫu đặc biệt.
Nói cách khác, một số thiên hà có thể bị trục xuất hoàn toàn khí hình thành sao của chúng sau ít nhất một triệu năm, nếu các dòng gió vẫn giữ tốc độ như vậy.
Những cơn gió này có thể được tạo ra bởi sự phát xạ mạnh của ánh sáng và các hạt từ các ngôi sao trẻ hoặc sóng xung kích từ vụ nổ của các ngôi sao cũ.
Ngoài ra, chúng có thể được kích hoạt bởi bức xạ phát ra khi vật chất xoáy xung quanh một lỗ đen ở trung tâm của thiên hà.

Mời quý vị xem video: Bất ngờ khám phá về ngôi sao Mira lớn gấp 700 lần đường kính Mặt trời. Nguồn video: Cuộc sống thực

Bất ngờ cái nhìn mới sâu sắc về sự tiến hóa cụm thiên hà

(Kiến Thức) - Hàng tỷ năm trước, ở trung tâm của một cụm thiên hà ở rất xa (chính xác là 15 tỷ năm ánh sáng), một lỗ đen phun ra những tia plasma. Sự bùng nổ của plasma giữ cho khí trong các cụm thiên hà quá nóng.

Khi plasma lao ra khỏi lỗ đen, nó đẩy vật liệu ra xa, tạo ra hai khoang năng lượng lớn cách nhau 180 độ.

Cũng giống như cách bạn có thể tính toán năng lượng của một tác động của tiểu hành tinh bằng đo kích thước miệng hố của nó, Michael Calzadilla tại Viện nghiên cứu vật lý vũ trụ MIT Kavli (MKI) đã sử dụng kích thước của các khoang này để tìm ra sức mạnh của sự bùng nổ lỗ đen.

Nghe động, ngẩng lên thấy trăn khổng lồ "kinh dị" trên đầu

(Kiến Thức) - Đứng dưới bóng râm của những tán cây thường xanh, anh đột nhiên nghe thấy tiếng động lạ phía trên đỉnh đầu. Chậm rãi ngẩng lên quan sát, Susanta hoảng hồn khi nhận ra, phía trên đầu mình là một con trăn khổng lồ.

Rất nhiều người nhìn thấy rắn, thậm chí chỉ cần nghe thấy rắn cũng hoảng sợ. Mới đây, anh Susanta Nanda, ở Karnataka, Ấn Độ, trong lúc khám phá thiên nhiên hoang dã đã có được trải nghiệm bất ngờ.
Theo Sunsanta, khi đang đứng dưới bóng râm của những tán cây thường xanh, anh đột nhiên nghe thấy tiếng động lạ phía trên đỉnh đầu.

Phát hiện thiên hà cực hiếm gặp ngay khi nó sắp chết

Các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Kansas đã phát hiện ra một loại thiên hà cực kỳ hiếm gặp, thay đổi căn bản sự hiểu biết của chúng ta về cái chết của các thiên hà.

Trong cuộc họp lần thứ 234 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ diễn ra hôm thứ 5 (13/6), nhà vật lý Allison Kirkpatrick đã trình bày nhiều khám phá về "chuẩn tinh lạnh", những thiên hà cực kỳ sáng chói, tồn tại ở nơi xa nhất của vũ trụ.