Rắn lục đuôi đỏ - loài rắn "hăng máu" khi tấn công

(Kiến Thức) - Rắn lục đuôi đỏ có xu hướng tấn công nhiều lần chỉ với một chút khiêu khích. Vài chục mg nọc rắn lục có thể giết một sinh vật lớn hơn chúng.

Và tất nhiên, con người không nằm ngoài danh sách nạn nhân của loài rắn lục.
Đã xảy ra hàng trăm vụ rắn cắn người ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, rắn lục đuôi đỏ bất ngờ bùng phát ở các tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Quảng Ngãi, Phú Yên… Chúng tấn công và cắn hàng trăm người cùng lúc gây hoang mang dư luận.
Sau khi hoành hành ở Miền Tây, dịch rắn lục đuôi đỏ lại bùng phát ở các tỉnh miền Trung, nhiều người bị rắn cắn và phải nhập viện. Và đó là nỗi lo, khủng hoảng với nhiều người, rắn chính là là sự chết chóc, là nỗi khiếp sợ. Có nơi như Nghệ An có đến 5 người trong một gia đình bị rắn lục đuôi đỏ tấn công.
Vì sao rắn lục đuôi đỏ lại hoành hành trong thời gian qua? Liệu có động cơ đen tối nào nhằm thả rắn lục vào khu dân cư, gây hoang mang trong dư luận suốt một thời gian dài?
Trong số các tỉnh Trung Bộ, Phú Yên và Quãng Ngãi được xem là hai địa phương có nhiều người bị rắn cắn nhất. Số nạn nhân đã lên đến 141 người ở tỉnh Phú Yên và 135 người ở tỉnh Quảng Ngãi.
Chúng ta phải làm gì để tránh việc bị rắn lục đuôi đỏ tấn công? Phải chăng con người đang trả giá cho sự tàn phá thiên nhiên…?
Phóng viên của Truyền hình An Viên đã cùng thợ săn rắn khám phá khu rừng – nơi có loài rắn lục đuôi đỏ. Với kinh nghiệm săn bắt rắn hơn 10 năm, người thợ săn chia sẻ cách quan sát và phát hiện dấu vết khi rắn lục đuôi đỏ xuất hiện.
Có hay không tin đồn người thả rắn vào khu dân cư? Rắn lục đuôi đỏ độc hại đến mức độ nào? Rắn lục đuôi đỏ thực sự trị được bệnh hiểm nghèo? Tất cả sẽ được chuyên gia lý giải trong chương trình Nóng & Lạ trên kênh An Viên trong phóng sự “Dịch rắn lục đuôi đỏ” phát sóng vào lúc 20h15, thứ Hai ngày 1/12/2014. Chương trình sẽ được phát lại vào 10h15 ngày 2/12, 16h45 3/12.

Hàng trăm con rắn lục đuôi đỏ ngụy trang trên cây

Rắn lục đuôi đỏ được nuôi rất nhiểu ở trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) để nghiên cứu khoa học và dùng làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa.

Loài rắn này thân nhỏ, trọng lượng tối đa chỉ khoảng 300 gram, chiều dài tối đa chưa đến 1 mét.
 Loài rắn này thân nhỏ, trọng lượng tối đa chỉ khoảng 300 gram, chiều dài tối đa chưa đến 1 mét. 

Rắn lục đuôi đỏ dài gần 1m xuất hiện tại Hội An

Tính đến nay, hàng trăm người đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện và loài bò sát nguy hiểm này cũng đã xuất hiện tại Hội An.


Sáng 27/11, ông Nguyễn Tấn Đức - Giám đốc Sở y tế Quảng Ngãi - cho biết theo báo cáo của các cơ sở y tế và bệnh viện, chỉ trong 2 tháng 10 và 11 đã ghi nhận 135 trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nhiều người nhập viện trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Trước tình hình rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường gây hoang mang, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan phối hợp với chính quyền địa phương triển khai phát quang bụi rậm, hướng dẫn cách sơ cứu khi bị cắn.

Làm gì để tránh rắn lục đuôi đỏ vào nhà, cắn người?

(Kiến Thức) - Rắn lục đuôi đỏ độc đang xuất hiện tràn lan ở Nghệ An. Bạn cần làm gì để giảm nguy cơ bị rắn chui vào nhà, làm gì nếu bị chúng cắn?

Rắn lục đuôi đỏ cực độc xuất hiện tràn lan trên địa bàn xã Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An, và rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề thời gian gần đây khiến nhiều người hoang mang. Thậm chí, chính quyền UBND xã Khánh Sơn phải liên tục phát trên loa thông báo tình hình rắn lục đuôi đỏ xuất hiện, khuyến khích người dân bắt rắn giao nộp cho xã, xã mua với giá là 20.000 đồng/con. Chính quyền cũng lập các tổ bắt rắn vào ban đêm.
Rắn lục đuôi đỏ cực độc xuất hiện tràn lan trên địa bàn xã Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An, và rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề thời gian gần đây khiến nhiều người hoang mang. Thậm chí, chính quyền UBND xã Khánh Sơn phải liên tục phát trên loa thông báo tình hình rắn lục đuôi đỏ xuất hiện, khuyến khích người dân bắt rắn giao nộp cho xã, xã mua với giá là 20.000 đồng/con. Chính quyền cũng lập các tổ bắt rắn vào ban đêm. 

Rắn độc cắn gây nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế. Do đó, mọi người cần chủ động phòng ngừa từ trước. Như loài rắn lục đuôi đỏ hay bò vào nhà là để tìm chỗ ẩn nấp hoặc thức ăn. Chúng chui vào gầm giường bởi tính ưa bóng tối, thích nơi mát mẻ. Vì vậy, cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để rắn không có chỗ chui vào hoặc tìm thấy thức ăn, đặc biệt là dọn gầm giường cho gọn gàng, thoáng đãng.
Rắn độc cắn gây nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế. Do đó, mọi người cần chủ động phòng ngừa từ trước. Như loài rắn lục đuôi đỏ hay bò vào nhà là để tìm chỗ ẩn nấp hoặc thức ăn. Chúng chui vào gầm giường bởi tính ưa bóng tối, thích nơi mát mẻ. Vì vậy, cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để rắn không có chỗ chui vào hoặc tìm thấy thức ăn, đặc biệt là dọn gầm giường cho gọn gàng, thoáng đãng. 

Để phòng tránh rắn bò vào nhà, người dân nên phát quang bờ bụi rậm cạnh nhà để hạn chế môi trường sống của rắn.
Để phòng tránh rắn bò vào nhà, người dân nên phát quang bờ bụi rậm cạnh nhà để hạn chế môi trường sống của rắn. 

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân không nên ngủ dưới nền nhà.
 “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân không nên ngủ dưới nền nhà. 

Đặc biệt, mọi người phải cẩn trọng khi làm vườn hay đi vào khu vực bụi rậm; cần phải có dụng cụ bảo hộ lao động.
Đặc biệt, mọi người phải cẩn trọng khi làm vườn hay đi vào khu vực bụi rậm; cần phải có dụng cụ bảo hộ lao động.  

Ngoài ra, khi thấy rắn, nhiều người thường có phản xạ là đuổi, bắt, giết. Quan điểm này rất sai lầm. Rắn thường chỉ tấn công khi bị đe dọa, tấn công để tự vệ. Vì thế, khi thấy rắn, mọi người chỉ cần dùng que, gậy để xua đuổi chúng để tránh việc rắn sẽ tấn công lại.
Ngoài ra, khi thấy rắn, nhiều người thường có phản xạ là đuổi, bắt, giết. Quan điểm này rất sai lầm. Rắn thường chỉ tấn công khi bị đe dọa, tấn công để tự vệ. Vì thế, khi thấy rắn, mọi người chỉ cần dùng que, gậy để xua đuổi chúng để tránh việc rắn sẽ tấn công lại. 

Khi bị rắn cắn, mọi người không nên can thiệp vào vết thương hoặc chữa trị theo phương pháp dân gian mà phải nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu.
Khi bị rắn cắn, mọi người không nên can thiệp vào vết thương hoặc chữa trị theo phương pháp dân gian mà phải nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu. 

Điều quan trọng khi bị rắn độc cắn là mọi người cần bình tĩnh, tìm cách để nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian đến cơ sở y tế kịp thời.
Điều quan trọng khi bị rắn độc cắn là mọi người cần bình tĩnh, tìm cách để nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian đến cơ sở y tế kịp thời. 

Nạn nhân hạn chế vận động thì nọc độc sẽ xâm nhập chậm hơn. Do đó, không nên để nạn nhân tự đi lại mà giúp đưa nhanh nhất đến cơ sở y tế.
Nạn nhân hạn chế vận động thì nọc độc sẽ xâm nhập chậm hơn. Do đó, không nên để nạn nhân tự đi lại mà giúp đưa nhanh nhất đến cơ sở y tế

Khác với vết cắn của các loài rắn độc khác, khi bị rắn lục cắn, không được băng ép vì có thể làm vết thương nặng thêm. Hãy cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó sưng nề.
Khác với vết cắn của các loài rắn độc khác, khi bị rắn lục cắn, không được băng ép vì có thể làm vết thương nặng thêm. Hãy cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó sưng nề. 

Ngoài ra, bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và không bôi hóa chất, thuốc, lá cây…
Ngoài ra, bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… 

Nếu bệnh nhân khó thở, khẩn trương hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).
Nếu bệnh nhân khó thở, khẩn trương hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).