Nguy cơ biến chứng nguy kịch do không tuân thủ điều trị

Nếu đang sống chung với bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đừng chủ quan với các biến chứng đe dọa tính mạng.

Tiếp nhận nhiều ca bệnh nặng do không tuân thủ điều trị

Thời gian gần đây, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh nặng do không tuân thủ điều trị, trong đó phần lớn là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.

Đây là thực trạng báo động, có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Bệnh nhân N.T.B.T. (nữ, 56 tuổi, ở Hà Nội), được chẩn đoán đái tháo đường type 2 suốt 15 năm, không đi khám định kỳ, tự ý dùng đơn thuốc cũ và ngừng hẳn điều trị khi hết thuốc.

Sau 10 ngày không dùng thuốc, người bệnh xuất hiện tình trạng mệt mỏi, yếu chi, buồn nôn, lơ mơ, nhập viện trong tình trạng rối loạn điện giải, tăng áp lực thẩm thấu, đường huyết rất cao. Rất may, sau điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo trở lại.

Trường hợp khác, bệnh nhân T.Q.A. (nam, 34 tuổi, ở Hà Nội), mắc đái tháo đường type 1, nhiều lần nhập viện vì hôn mê toan ceton. Trước khi nhập viện, bệnh nhân uống rượu và bỏ liều insulin buổi tối.

Sáng hôm sau, người nhà phát hiện bệnh nhân kích thích, la hét, lơ mơ, được chuyển viện cấp cứu. Đường huyết đo được lúc đầu là 27.7 mmol/L, chẩn đoán: hôn mê toan ceton, suy thận cấp, tăng kali máu. Rất may, bệnh nhân được điều trị tích cực và qua cơn nguy kịch.

Bệnh nhân T.T.T.H. (nữ, 54 tuổi), tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đã từng bị viêm tụy cấp do tăng triglycerid máu năm 2023.

Trong đợt này, bệnh nhân uống thuốc không đều, nhập viện vì đau bụng dữ dội. Xét nghiệm cho thấy triglycerid tăng gấp hơn 30 lần giới hạn bình thường, chẩn đoán viêm tụy cấp do tăng triglycerid – một biến chứng nguy hiểm có thể gây suy đa tạng, tử vong nếu chậm trễ xử trí.

Các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, đối với người bệnh đái tháo đường, việc không tuân thủ điều trị có thể dẫn tới hàng loạt biến chứng cấp tính nguy hiểm như:

Hôn mê toan ceton (DKA) – thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1, có thể diễn tiến nhanh, gây rối loạn ý thức, suy tuần hoàn, đe dọa tính mạng.

Tăng áp lực thẩm thấu máu – hay gặp ở người đái tháo đường typ 2 lớn tuổi, biểu hiện bằng mất nước nặng, lú lẫn, hôn mê.

Hạ đường huyết nặng – nếu dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết không đúng liều hoặc bỏ bữa.

Viêm tụy cấp do tăng triglycerid máu – một trong những biến chứng chuyển hóa nghiêm trọng thường gặp ở người mắc đái tháo đường kèm rối loạn mỡ máu.

Những biến chứng trên thường diễn biến nhanh, khó lường và cần xử trí cấp cứu ngay, do đó việc tuân thủ điều trị là yếu tố sống còn với người bệnh đái tháo đường.

Hoàn toàn có thể phòng tránh

Các trường hợp trên đều cho thấy hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết trung ương, hoàn toàn có thể phòng tránh nếu người bệnh tuân thủ điều trị đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:

Uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng liều.

Không tự ý bỏ thuốc, ngắt liều hay trì hoãn điều trị.

Tái khám đúng hẹn để theo dõi biến chứng, điều chỉnh phác đồ.

Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: ăn uống hợp lý, tránh stress, vận động thường xuyên.

Nếu bạn đang sống chung với bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xin đừng chủ quan.

Việc “nghỉ thuốc vài hôm”, “quên tiêm insulin”, hay “uống không đều vì thấy khỏe hơn” có thể là khởi đầu cho những biến chứng đe dọa tính mạng.

Hãy yêu quý sức khỏe của mình bằng cách tuân thủ nghiêm túc điều trị và đồng hành cùng bác sĩ trong suốt hành trình kiểm soát bệnh.

Viêm tụy cấp do không tuân thủ điều trị đái tháo đường

Đây không chỉ là một trường hợp đơn lẻ, mà là tình trạng đáng báo động, đặc biệt trong cộng đồng người bệnh đái tháo đường và rối loạn mỡ máu.

Vừa qua, Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một ca bệnh điển hình phản ánh hậu quả nghiêm trọng của việc không tuân thủ điều trị bệnh mạn tính.

Bệnh nhân T.T.T.H (nữ, 54 tuổi), Hà Nội, nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị lan ra sau lưng, kèm sốt nhẹ.

Có nên ngưng thuốc khi đường máu về bình thường?

Ngừng thuốc khi đường máu về bình thường là sai lầm của nhiều người bệnh đái tháo đường. Khi đường máu về trong khoảng mục tiêu thì người bệnh đái tháo đường vẫn cần duy trì đơn thuốc, cũng như chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Hỏi: Tôi phát hiện đái tháo đường đã 2 năm nay, điều trị thuốc đường máu đã về ngưỡng bình thường. Xin hỏi, tôi đã khỏi bệnh chưa? Có thể ngừng thuốc điều trị không?

Đỗ Thu Phương (Hà Nội)

Người Việt Nam tiêu thụ đường gấp 2 lần khuyến nghị, gây ra nhiều bệnh

Tại Việt Nam, tiêu thụ đường tăng gấp 7 lần trong 15 năm. Sử dụng nhiều đường là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh không lây nhiễm: béo phì, mỡ máu, đái tháo đường,….

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mức tiêu thụ đường trung bình của người Việt Nam là 46,5 gam/ngày, cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (25 gam/ngày). Sử dụng nhiều đường là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh không lây nhiễm (béo phì, mỡ máu, đái tháo đường,…).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồ uống có đường là tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do, bao gồm nước ngọt có ga hoặc không có ga; nước ép và đồ uống từ trái cây/rau củ; chất cô đặc dạng bột và lỏng; nước có pha chế hương liệu; nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn; cà phê pha sẵn; đồ uống sữa có pha chế hương liệu.