Cứu sống cụ ông 74 tuổi sức khoẻ nguy kịch khi đang du lịch

Cụ ông 74 tuổi ở TP HCM nguy kịch do suy tim cấp, suy thận mạn giai đoạn cuối khi đang đi du lịch vừa được Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân L.V.N (74 tuổi, TP HCM) đang du lịch cùng gia đình tại Vĩnh Hy (Ninh Thuận) thì đột ngột khó thở, da xanh, chóng mặt. Người nhà lập tức đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận trong tình trạng nguy kịch.

Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo hơn 9 năm. Kết quả thăm khám cho thấy cụ bị phù phổi cấp, suy tim, suy thận nặng và tăng huyết áp - tình huống đe dọa tính mạng nếu không xử trí kịp thời.

Bệnh nhân được lọc máu cấp cứu.
Bệnh nhân được lọc máu cấp cứu.

Ê-kíp khoa Hồi sức tích cực - Chống độc phối hợp khoa Nội thận tiết niệu khẩn trương điều trị bằng thở máy không xâm nhập, kiểm soát huyết áp và đặc biệt là lọc máu HDF online - kỹ thuật lọc máu hiện đại giúp giảm biến chứng hiệu quả hơn so với lọc máu thông thường. Sau điều trị, bệnh nhân cai máy thở, giảm phù phổi, huyết động ổn định và xuất viện sau hơn 2 ngày điều trị tích cực.

BSCKII Đặng Văn Thông, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cho biết, đây là ca bệnh rất nặng, nếu không can thiệp đúng phác đồ và kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao. Nhờ phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa, bệnh nhân đã được cứu sống ngay tại bệnh viện tuyến tỉnh.

Bệnh viện khuyến cáo, người có bệnh mạn tính như suy thận, suy tim, tăng huyết áp khi đi du lịch nên chuẩn bị hồ sơ bệnh án, mang đầy đủ thuốc điều trị, mã QR quản lý bệnh để chủ động ứng phó trong tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn trong chuyến đi.

Tự uống paracetamol trị đau đầu, cụ bà 72 tuổi nguy kịch

Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến nhưng dùng sai liều nó có thể gây ngộ độc nghiêm trọng, đặc biệt là tổn thương gan, dẫn đến suy gan cấp.

Ngày 23/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đã tiếp nhận và cấp cứu thành công cho bà M.N.T, 72 tuổi, trú tại Hà Nội, trong tình trạng mệt mỏi, tay chân mềm nhũn, không còn khả năng tự chủ.

Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc paracetamol sau khi uống quá liều loại thuốc này để giảm đau đầu.

Giành lại sự sống cho bé trai 12 tuổi xuất huyết tiêu hóa nguy kịch

Nhờ can thiệp khẩn cấp và sự phối hợp liên viện giữa các bác sĩ chuyên khoa, bé trai 12 tuổi bị sốc mất máu do xuất huyết tiêu hoá đã được cứu sống trong gang tấc.

Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ cho biết, vừa tiếp nhận, điều trị thành công một trường hợp bệnh nhi bị xuất huyết tiêu hóa nặng dẫn đến sốc mất máu nguy kịch.
Theo lời kể từ gia đình, bé bắt đầu có biểu hiện chóng mặt, nôn ra máu đỏ tươi. Khi đến bệnh viện, tình trạng nôn và tiêu máu tiếp diễn, khiến bé rơi vào sốc mất máu nặng, mạch nhanh, da xanh tái, tri giác lơ mơ và tụt huyết áp.
Ngay lập tức, bệnh nhi được đặt nội khí quản thở máy, truyền dịch chống sốc và truyền khẩn cấp 30 đơn vị các chế phẩm máu gồm: hồng cầu, huyết tương, kết tủa lạnh và tiểu cầu. Tuy nhiên, tình trạng vẫn chưa cải thiện.
Cuu song be trai 12 tuoi xuat huyet tieu hoa nguy kich
Các bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhi/Ảnh BV Nhi Đồng, TP Cần Thơ.
Dưới sự chỉ đạo của BS.CKII Ông Huy Thanh, các bác sĩ khoa Hồi sức và Tiêu hóa đã phối hợp cùng ê-kíp nội soi từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiến hành hội chẩn khẩn cấp. Bé được thực hiện nội soi tiêu hóa để xác định và cầm điểm chảy máu.
Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ y bác sĩ, điểm chảy máu đã được kiểm soát thành công. Sau can thiệp, bé dần ổn định, không còn tiêu máu thêm, các dấu hiệu sinh tồn cải thiện rõ rệt – mạch: 100 lần/phút, huyết áp: 122/70 mmHg, nhiệt độ: 37,2°C, Hct: 36%.
Tinh thần trách nhiệm, chuyên môn cao và sự hỗ trợ liên viện đã giúp giành lại sự sống cho một bệnh nhi trong gang tấc.

Người đàn ông nguy kịch tính mạng vì bị ong đốt hơn 150 vết

Người đàn ông 44 tuổi ở Hà Giang bị sốc phản vệ, nguy kịch tính mạng khi bị ong bắp cày đốt với hơn 150 vết khi phát cỏ.

Chiều ngày 11/5, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang (Hà Giang) tiếp nhận cấp cứu trường hợp bệnh nhân B.T.O. (44 tuổi, trú xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang) trong tình trạng nguy kịch sau khi bị đàn ong bắp cày đốt trong lúc phát cỏ.
Theo người thân, sau khi bị ong đốt, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng: đau đầu, khó thở, tức ngực, đau bụng. Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân kích thích, vật vã, tím môi, phù mặt – cổ, nổi vân tím toàn thân, khó thở liên tục, phổi giảm thông khí, mạch quay không bắt được, mạch bẹn nhanh nhỏ. Trên người bệnh nhân có hơn 150 vết ong đốt chi chít, đỏ sẫm, phồng rộp gây đau nhức dữ dội.