Cứu trẻ đẻ non suy hô hấp do chậm tiêu dịch màng phổi

Suy hô hấp do chậm tiêu dịch phổi không chỉ là cơn thở nhanh thoáng qua mà còn đe dọa tới tính mạng trẻ sơ sinh, với những biến chứng nặng nề.

Các bác sĩ Khoa Nhi - Trung Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa cứu sống thành công trẻ sơ sinh bị suy hô hấp do chậm tiêu dịch phổi. Bệnh nhi là con sản phụ T.T.T.M., 34 tuổi, (Thanh Ba, Phú Thọ).

Ở tuần thai thứ 36, sản phụ hạ sinh bé trai nặng 2,7kg bằng phương pháp sinh mổ tại khoa Sản, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba.

Tuy nhiên, sau sinh trẻ xuất hiện tình trạng khó thở, tím tái, phản xạ chậm, phổi thông khí kém, rút lõm lồng ngực. Trẻ được cấp cứu tại phòng sinh và chuyển lên khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba để điều trị.

cham-tieu-dich-phoi.jpg
Chăm sóc cho trẻ bị bệnh - Ảnh BVCC

Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ tiếp tục hồi sức cấp cứu, thực hiện các cận lâm sàng cần thiết. Bệnh nhi được chẩn đoán suy hô hấp do chậm tiêu dịch phổi, nhiễm khuẩn sơ sinh và được điều trị tích cực bằng kháng sinh, thở máy CPAP, chăm sóc toàn diện.

Sau 3 ngày điều trị, sức khoẻ bệnh nhi tiến triển tốt, cai được máy thở, ăn tiêu, bú tốt, các chỉ số về mức an toàn.

Theo BS Nguyễn Đình Hiệp, Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, chậm tiêu dịch màng phổi là nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ đẻ non.

Chậm tiêu dịch phổi hay gặp ở trẻ có tiền sử mổ đẻ trước chuyển dạ, mẹ bị tiểu đường, hen phế quản,… do trong lòng phế nang còn chứa dịch gây cản trở thông khí và trao đổi khí.

Suy hô hấp do chậm tiêu dịch phổi không chỉ là cơn thở nhanh thoáng qua mà còn đe dọa tới tính mạng trẻ sơ sinh nếu trẻ không được cấp cứu và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề như: Tràn khí màng phổi, xuất huyết phổi, tăng áp phổi dai dẳng và tiến triển hội chứng khò khè sớm ở trẻ sau này.

Chậm tiêu dịch phổi ở trẻ sơ sinh là tình trạng nguy hiểm, tuyệt đối không thể chủ quan. Trẻ sau sinh cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa để phát hiện các dấu hiệu bất thường và can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Hậu quả khi sử dụng sữa giả với người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận...

Vụ gần 600 loại sữa giả dành cho người bệnh đái tháo đường, suy thận, trẻ sinh non, bà bầu bị...phát hiện gây rúng động dư luận. Chuyên gia dinh dưỡng đã phân tích hậu quả khi dùng loại sữa giả.

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần có đủ các chất protein (đạm), lipid (chất béo), carbohydrate (chất đường bột), vitamin và chất khoáng giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh.

Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt, góp phần cung cấp dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi kể cả đối với những người đang mắc bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy thận. Tuy nhiên, sử dụng sữa không đảm bảo chất lượng hay không phù hợp với tình trạng bệnh lý có thể gây tác hại nghiêm trọng.

Lần đầu tiên đặt shunt dẫn lưu màng phổi cứu thai nhi trong bụng mẹ

Nhờ kỹ thuật can thiệp bào thai, lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện thành công kỹ thuật đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi 16 tuần bị tràn dịch màng phổi hai bên.

Lần đầu tiên đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mang đến hy vọng mới cho sản phụ. Đây là một biến chứng hiếm gặp, có thể dẫn đến xẹp phổi và suy hô hấp nặng, tử vong sau sinh.

Chị D. T. Hằng, 26 tuổi, mang thai lần đầu bằng phương pháp IVF. Từ tuần thai thứ 16, siêu âm đã phát hiện tràn dịch màng phổi hai bên ở thai nhi – một biến chứng hiếm gặp, có thể dẫn đến xẹp phổi và suy hô hấp nặng, tử vong sau sinh.

Lọc máu cứu sống bệnh nhi 11 tháng tuổi mắc sởi biến chứng

Những trẻ chưa được tiêm phòng, tiêm phòng chưa đầy đủ hoặc đang trong vùng dịch tễ rất dễ mắc sởi. Sởi gây ra biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm não... có thể gây tử vong rất nhanh.

Ngày 15/4, Bệnh viện Trẻ em (Hải Phòng) cho biết đã điều trị thành công bệnh nhân sởi biến chứng suy hô hấp độ III/ Viêm phổi rất nặng có hội chứng ARDS (bệnh phổi trắng) kèm theo bão cytokin bằng lọc máu liên tục và thở máy.

Theo đó, ngày 28/3, khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Trẻ em tiếp nhận điều trị từ khoa Bệnh nhiệt đới 1 trẻ nam 11 tháng tuổi, tiền sử chưa tiêm phòng sởi.