Bộ Y tế công bố 5 tiêu chí thuốc không kê đơn từ 1/7/2025

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BYT quy định chi tiết về việc đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

Nhằm tăng cường kiểm soát việc sử dụng thuốc không kê đơn, đảm bảo an toàn cho người dân và tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BYT quy định chi tiết về việc đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 và đặt ra các quy định mới chặt chẽ hơn đối với thuốc không kê đơn.

4 nguyên tắc phân loại thuốc không kê đơn

th.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Theo Thông tư, việc phân loại thuốc không kê đơn phải dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản:

Bảo đảm an toàn cho người sử dụng: Ưu tiên hàng đầu là sức khỏe người tiêu dùng.

Đảm bảo khả năng tiếp cận thuốc: Người dân có thể mua được thuốc khi cần thiết, nhất là trong các trường hợp bệnh nhẹ.

Phù hợp với thực tế sử dụng tại Việt Nam: Các điều kiện sử dụng, bảo quản và cung ứng thuốc phải thích hợp với bối cảnh trong nước.

Hài hòa với quy định quốc tế: Đảm bảo sự tương thích với hệ thống phân loại thuốc của các quốc gia trong khu vực và thế giới.

5 tiêu chí bắt buộc để thuốc được phân loại là không kê đơn

Bộ Y tế yêu cầu thuốc không kê đơn phải đồng thời đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí sau:

An toàn và hiệu quả

Thuốc phải được chứng minh là an toàn, hiệu quả trong phòng ngừa, điều trị hoặc làm giảm triệu chứng bệnh.

Không được chứa chất có độc tính cao, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, không gây đột biến gen hoặc ung thư.

Không gây tác dụng phụ nghiêm trọng cần bác sĩ giám sát khi sử dụng đúng hướng dẫn.

Không có tương tác nguy hiểm với thực phẩm hoặc thuốc thông thường.

Dùng trong điều trị ngắn hạn và có thể tự điều trị

Chỉ áp dụng cho các bệnh nhẹ, cấp tính, có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đơn thuốc hay theo dõi y tế thường xuyên.

Ít nguy cơ gây lệ thuộc hoặc bị lạm dụng

Không có khả năng gây nghiện, không bị lạm dụng sai mục đích, không che giấu triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng.

Dễ sử dụng, không cần hỗ trợ kỹ thuật

Có dạng bào chế đơn giản, người dùng có thể tự sử dụng mà không cần hướng dẫn chuyên môn.

Không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt hay quy trình xử lý phức tạp.

Không chứa dược liệu độc

Tuyệt đối không được chứa bất kỳ dược liệu nào nằm trong Danh mục dược liệu độc do Bộ Y tế công bố.

Nguyên tắc áp dụng cho thuốc generic và các trường hợp đặc biệt

Nếu một thuốc generic có thành phần và công dụng giống với biệt dược gốc đã được phân loại là không kê đơn tại Việt Nam thì sẽ được áp dụng phân loại tương tự.

Trong trường hợp chưa có biệt dược gốc được cấp phép tại Việt Nam, việc phân loại sẽ căn cứ vào thuốc tương tự đã được lưu hành tại các quốc gia có hệ thống quản lý dược nghiêm ngặt, như Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) hoặc các Cơ quan Quản lý Dược phẩm nghiêm ngặt (SRA).

Các trường hợp khác sẽ được Hội đồng chuyên môn xem xét dựa trên những nguyên tắc và tiêu chí đã nêu.

Thông tư 12/2025/TT-BYT đánh dấu bước tiến mới trong việc nâng cao chất lượng và độ an toàn của thuốc không kê đơn, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro trong sử dụng thuốc tại cộng đồng. Người dân cần lưu ý và tuân thủ các quy định mới từ ngày 1/7/2025 để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Tự uống paracetamol trị đau đầu, cụ bà 72 tuổi nguy kịch

Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến nhưng dùng sai liều nó có thể gây ngộ độc nghiêm trọng, đặc biệt là tổn thương gan, dẫn đến suy gan cấp.

Ngày 23/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đã tiếp nhận và cấp cứu thành công cho bà M.N.T, 72 tuổi, trú tại Hà Nội, trong tình trạng mệt mỏi, tay chân mềm nhũn, không còn khả năng tự chủ.

Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc paracetamol sau khi uống quá liều loại thuốc này để giảm đau đầu.

Vì sao thuốc kháng sinh mất tác dụng, cách phòng tránh?

Tình trạng kháng kháng sinh là hậu quả từ hành vi của con người và sự tiến hóa tự nhiên của vi khuẩn.

Kháng sinh không còn phát huy tác dụng (hay còn gọi là tình trạng kháng kháng sinh) là một vấn đề y tế nghiêm trọng đang đe dọa sức khỏe toàn cầu. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

k1.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Hệ lụy từ việc tự ý dùng thuốc kháng sinh – “con dao hai lưỡi”

Nhiều người bệnh có thói quen tự ý mua và sử dụng kháng sinh mà không cần đến chỉ định của bác sĩ. Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt hệ lụy đáng báo động cho sức khỏe cộng đồng.

Trong thời đại y học phát triển mạnh mẽ, thuốc kháng sinh đã trở thành một trong những phát minh quan trọng nhất, giúp loài người kiểm soát và đẩy lùi nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, cùng với sự phổ biến và dễ tiếp cận, nhiều người bệnh có thói quen tự ý mua và sử dụng kháng sinh mà không cần đến chỉ định của bác sĩ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt hệ lụy đáng báo động cho sức khỏe cộng đồng.

Rất nhiều người tin rằng cứ ho, sốt, sổ mũi là cần dùng kháng sinh để mau khỏi. Sự thật là phần lớn các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng do virus không cần và không nên dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, hoàn toàn không có hiệu quả với virus. Việc dùng sai thuốc không những không giúp bệnh khỏi nhanh hơn, mà còn khiến cơ thể mệt mỏi hơn do phải tiếp nhận một lượng thuốc không cần thiết. Tác dụng phụ như đau dạ dày, tiêu chảy, nổi mẩn, hoặc tổn thương gan thận có thể xảy ra, đặc biệt ở người có thể trạng yếu.