Món súp giúp cơ thể tăng đề kháng, “đánh bay” cảm cúm

Việc chọn lựa món ăn khi bị ốm có thể làm giảm các triệu chứng, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Cảm cúm là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trong đó nguyên nhân là do virus. Các triệu chứng của cảm cúm thường bao gồm sốt, đau đầu, đau nhức cơ, ho, sổ mũi và nghẹt mũi.
Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng của người bệnh và giảm nguy cơ mắc cảm cúm. Do đó, bị cảm cúm nên ăn gì hay cảm cúm ăn gì nhanh khỏi là những vấn đề được khá nhiều người quan tâm.
Theo Healthshot, súp không chỉ làm ấm bụng mà còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào, hỗ trợ cơ thể phục hồi khi bị cúm. Nhờ hàm lượng nước cao, súp giúp làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa tình trạng mất nước – vấn đề thường gặp khi ốm.
Dưới đây là một số món súp giúp người bị cúm tăng đề kháng, nhanh khỏi bệnh:
Súp gừng nghệ
Nghệ và gừng là hai thành phần được biết với đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Nghệ chứa hợp chất curcumin có tác dụng chống viêm mạnh, trong khi gừng làm dịu cơn đau nhức liên quan đến cảm lạnh, cúm.
Mon sup giup co the tang de khang, “danh bay” cam cum
Ảnh minh họa. 
Để làm món súp này, hãy xào hành tây, tỏi, nghệ, gừng, sau đó thêm nước dùng và đun nhỏ lửa. Thêm các loại rau khác như cà rốt hoặc cải bó xôi cũng bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho món ăn.
Súp khoai lang, dừa, quế
Khoai lang, dừa tạo nên món ăn không chỉ mang đến cảm giác dễ chịu mà còn bổ dưỡng. Khoai lang có nhiều beta-carotene, vitamin C, tăng cường khả năng miễn dịch. Nước cốt dừa cung cấp chất béo lành mạnh hỗ trợ khả năng phòng vệ của cơ thể và quế giúp giảm viêm.
Mon sup giup co the tang de khang, “danh bay” cam cum-Hinh-2
Ảnh minh họa.
Để nấu món súp này, hãy xào hành và tỏi, sau đó thêm khoai lang cắt khối, nước luộc rau, nước cốt dừa. Đun nhỏ lửa cho đến khi khoai tây mềm, trộn đều và thêm quế để tăng thêm độ ấm.
Súp đậu lăng và cải bó xôi
Đậu lăng cung cấp protein và chất xơ thực vật dồi dào, có công dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Ngược lại, cải bó xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và flavonoid, thúc đẩy chức năng miễn dịch, nhanh phục hồi sau cảm cúm.
Mon sup giup co the tang de khang, “danh bay” cam cum-Hinh-3
Ảnh minh họa. 
Công thức làm món súp gồm xào hành tây, tỏi và thì là, sau đó thêm đậu lăng, nước dùng, cải bó xôi. Đun nhỏ lửa cho đến khi đậu lăng mềm rồi thưởng thức hàng ngày.
Súp cà chua húng quế
Cà chua rất giàu chất chống oxy hóa lycopene có tác dụng giảm viêm. Húng quế tươi chứa các hợp chất chống viêm như flavonoid.
Thực hiện bằng cách xào tỏi cùng hành tây, thêm cà chua thái nhỏ và đun nhỏ lửa với nước dùng. Khuấy đều súp cho đến khi súp mịn, thêm húng quế tươi vào và nêm nếm cho vừa ăn. Món súp đậm đà này vừa bổ dưỡng vừa có hiệu quả trong việc giảm sưng tấy và khó chịu.
Súp khoai lang cà rốt
Khoai lang và cà rốt đều chứa nhiều chất chống oxy hóa beta-carotene (tiền chất của vitamin A) giúp giảm viêm, hỗ trợ tăng miễn dịch. Khoai lang cũng chứa chất chống oxy hóa khác là vitamin E có tác dụng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.
Để chế biến món súp này, hãy nấu chín khoai lang và cà rốt, sau đó trộn chúng với nước dùng, tỏi và một nhúm quế nhằm tăng thêm hương vị.
Súp gà
Súp gà là món ăn giàu dinh dưỡng nhờ vào các nguyên liệu như thịt gà, tỏi và gừng. Thịt gà cung cấp protein cần thiết cho cơ thể, tỏi có đặc tính kháng khuẩn còn gừng giúp giảm viêm, làm dịu cổ họng và tăng cường hệ miễn dịch.
Mon sup giup co the tang de khang, “danh bay” cam cum-Hinh-4
 Ảnh minh họa.
Món súp này không chỉ giúp cung cấp nước mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng cúm hiệu quả. Hơi ấm từ súp cũng giúp giảm tắc nghẽn và làm giảm áp lực xoang, mang lại cảm giác dễ chịu.
Làm món súp gà bằng cách xào tỏi, gừng và hành tây, sau đó thêm nước luộc gà, thịt gà xé nhỏ, cà rốt, cần tây. Đun nhỏ lửa trong 20-25 phút, thêm lá rau mùi và hạt tiêu đen.

Loại rau đến từ biển có lượng canxi gấp 10 lần sữa

Vào mùa đông, bạn cần ăn nhiều hơn loại rau này để bổ sung dưỡng chất, đặc biệt người già và trẻ em.

Mọi người cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và giàu protein để cơ thể khỏe mạnh hơn, chống lại các bệnh do virus hay cảm lạnh.

Sẵn sàng ứng phó tình huống bệnh nhân sởi, ca nặng gia tăng

Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi các bệnh viện, Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố liên quan đến công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám chữa bệnh.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu xây dựng, rà soát, cập nhật kế hoạch phòng, chống bệnh sởi trong cơ sở khám chữa bệnh, trong đó chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng các trường hợp người nghi mắc sởi, người bệnh sởi đến khám bệnh và nhập viện, gia tăng các ca bệnh nặng, nguy kịch.

Tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khu vực cách ly của các khoa lâm sàng.

San sang ung pho tinh huong benh nhan soi, ca nang gia tang
 Ảnh minh hoạ/ VOV

Đối với các ca bệnh sởi nặng cần phải điều trị hồi sức tích cực, bệnh viện bố trí khu vực điều trị và phải bảo đảm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.

Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu hạn chế số lượng người thăm bệnh để phòng lây nhiễm trong cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng; sẵn sàng kế hoạch ứng phó theo diễn biến tình hình bệnh sởi, phối hợp chặt chẽ giữa công tác khám chữa bệnh và dự phòng.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức các hoạt động truyền thông hiệu quả, sử dụng nhiều kênh thông tin như loa phát thanh, poster, tờ rơi, website, fanpage và hướng dẫn trực tiếp để cung cấp thông tin về bệnh sởi, các biện pháp phòng ngừa và hiệu quả của tiêm vắc-xin phòng sởi.

Đặc biệt, các cơ sở y tế cần khuyến cáo người bệnh và người nhà người bệnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa, như đeo khẩu trang và che miệng khi hắt hơi để hạn chế lây lan bệnh.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 52.000 ca nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó, ít nhất có 6 ca tử vong do sởi.

Nhằm ứng phó ca sởi tăng, Bộ Y tế đẩy mạnh tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại 54 tỉnh, thành. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương gấp rút hoàn thành tiêm chủng trước ngày 31/3.

Virus sởi lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Một ca bệnh sởi có thể lây cho 12 – 18 người. Các triệu chứng đặc trưng gồm sốt, viêm họng, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Trong tình hình dịch sởi vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, cha mẹ cần đưa trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ vắc xin sởi đi tiêm phòng. Trường hợp cha mẹ không nhớ rõ đã tiêm chủng cho trẻ đầy đủ hay chưa thì nên tiêm bổ sung bởi vắc xin sởi không gây hại cho sức khỏe của trẻ. 

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở TP HCM

Sở An toàn thực phẩm TP HCM cho biết, cơ quan chức năng đã lấy mẫu kiểm nghiệm làm rõ nguyên nhân 37 người nhập viện cấp cứu, nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì.

37 nguoi nhap vien sau khi an banh mi o TP HCM

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì (Ảnh minh hoạ)

Trong số 37 người nhập viện, có 34 học sinh và 1 trẻ nhỏ, 2 người lớn.