Mang thai mắc hội chứng kháng phospholipid ảnh hưởng gì?

Hội chứng kháng phospholipid (APS) là một bệnh lý tự miễn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.

Hỏi: Tôi đã bị sảy thai 2 lần, lần này đi khám bác sĩ chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid. Xin hỏi, hội chứng này là gì? Ảnh hưởng thai nhi và thai phụ ra sao?

Nguyễn Thủy Tiên (Hà Nội)

hoi-chung-say-thai-lien-tiep.jpg
Thai phụ bị hội chứng kháng phospholipid gây nhiều ảnh hưởng tới thai nhi - Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Trả lời: Hội chứng kháng phospholipid (APS) là một bệnh lý tự miễn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.

Phụ nữ mang thai mắc hội chứng này có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề như sảy thai, thai chậm phát triển trong tử cung và các biến chứng nguy hiểm khác như tiền sản giật.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh do hội chứng kháng phospholipid xảy ra khi cơ thể sản xuất kháng thể chống lại phospholipid, một thành phần quan trọng trong màng tế bào.

Sự hiện diện của các kháng thể này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến tình trạng tăng đông máu. Trong thai kỳ, điều này có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu đến nhau thai, gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai mắc hội chứng kháng phospholipid có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng, bao gồm:

Sảy thai: Đây là biến chứng phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai mắc hội chứng kháng phospholipid. Tình trạng tăng đông máu có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, dẫn đến sảy thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Thai chết lưu: Phụ nữ mắc hội chứng kháng phospholipid có nguy cơ cao hơn về thai chết lưu, thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Thai chậm phát triển: Hội chứng kháng phospholipid có thể gây ra tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung, do thiếu máu nuôi dưỡng từ nhau thai.

Tiền sản giật: Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra trong thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao, tổn thương đến các cơ quan, có thể đe dọa tính mạng của mẹ và bé.

TS.BS Phan Chí Thành (Bệnh viện Phụ sản Trung ương)

Phẫu thuật cắt ruột thừa cho sản phụ, bảo toàn thai 25 tuần

Viêm ruột thừa cấp ở thai phụ thường khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý như viêm phần phụ, chửa ngoài dạ con, dọa sảy thai, nang buồng trứng xoắn...

Ngày 19/5, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bác sĩ Sản khoa, Ngoại khoa và Gây mê hồi sức, một trường hợp thai phụ đã được thực hiện nội soi cắt ruột thừa thành công.

Sau ca phẫu thuật thai phụ an toàn, thai nhi phát triển bình thường.

Cuộc chiến 3 tháng giành sự sống cho thai nhi vỡ ối từ tuần thứ 21

Sản phụ vỡ ối sớm từ tuần 21, cổ tử cung đã mở rộng, màng ối tổn thương dẫn đến rò rỉ nước ối, thai kỳ rơi vào tình trạng dọa sảy... đã được cứu sống 1 cách kỳ diệu.

Ngày 17/3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, hành trình mang thai của sản phụ Đ.T. T. H (27 tuổi - Hà Nội) cuối cùng đã có kết quả viên mãn khi được đón em bé trở về cùng gia đình sau hơn 3 tháng giữ thai tại khoa sản bệnh A4 và 1 tháng điều trị ở khoa sơ sinh.

Khi thai được 21 tuần 5 ngày, sản phụ H phát hiện có nước rỉ ra khi đang nằm. Ngay lập tức trong đêm, gia đình đưa chị đi khám tại một phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán cổ tử cung đã mở 4cm, ối thòng xuống âm đạo và một chân bé đã sa ra ngoài.

Không tiêm vắc xin phòng cúm, nhiều sản phụ phải nhập viện

Virus cúm khiến thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật, đặc biệt mắc trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thậm chí, khi sốt cao kết hợp với độc tính virus, mẹ bầu có thể bị kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, sinh non…

Trong những tuần vừa qua, Viện Y học Nhiệt đới (trước là Trung tâm Bệnh nhiệt đới), Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị cho nhiều phụ nữ mang thai mắc cúm. Trong số đó, có một số ca trở nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cả mẹ và con.

Lưu thai đôi 21 tuần vì mắc cúm A