Lý do phản ứng phụ sau 2 mũi vắc xin COVID-19 có thể khác nhau

Nhiều người hoàn toàn khỏe mạnh sau khi tiêm mũi 1 nhưng mệt mỏi, sốt sau mũi thứ 2.

Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 hoặc bất kỳ loại vắc xin nào có thể hơi khó chịu. Nếu bạn thuộc nhóm nhạy cảm, tác dụng phụ còn tồi tệ hơn, khiến bạn mệt mỏi, không thể làm việc trong một hoặc hai ngày.

Việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin là điều cần thiết để đảm bảo cơ thể được bảo vệ đầy đủ chống lại mầm bệnh do virus gây ra.

Ảnh minh họa

Liều đầu tiên của vắc xin kích hoạt các phản ứng viêm cần thiết và bắt đầu xây dựng kháng thể. Với liều thứ hai, các tế bào nhớ bắt đầu hoạt động để thu thập kháng thể tăng cường cao hơn. Do đó, hệ miễn dịch có thể mạnh mẽ hơn và dẫn đến các phản ứng dữ dội.

Đây là lý do liều thứ hai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với lần đầu tiên, mặc dù liều lượng giống hệt nhau.

Với một số loại vắc xin Covid-19, liều thứ hai thúc đẩy phản ứng kép. Hệ miễn dịch đã có sẵn một số kháng thể và liều vắc xin mới yêu cầu tạo ra nhiều kháng thể hơn. Do đó, các tác dụng phụ sẽ tăng lên. Loại phản ứng này có nhiều khả năng xảy ra với vắc xin phát triển theo công nghệ mRNA.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch của mọi người không hoạt động theo cùng một cách. Do đó, cường độ và mức độ nặng nhẹ tác dụng phụ ở 2 lần của mỗi người sẽ không giống nhau. 

Cấu trúc gene và thay đổi nội tiết tố cũng dễ làm bùng phát phản ứng. Đây là nguyên nhân phụ nữ có xu hướng gặp phải các tác dụng phụ nặng hơn nam giới. Họ cũng có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng và buồn nôn.

Các tác dụng phụ với vắc xin có xu hướng giống như bệnh cúm, có khả năng tương tự nhau sau 2 mũi. Tuy nhiên, các tác dụng phụ ở lần 2 có thể nặng hơn và khác về cường độ.

Đau tại chỗ tiêm, đau nhức, cứng khớp, sốt nhẹ là những triệu chứng được dự đoán sau khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên. Đó là những dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm cùng với sự mệt mỏi, uể oải và khó chịu.

Nhiều người đã cảm thấy kiệt sức và muốn nghỉ một vài ngày sau khi tiêm liều thứ 2. Một số ít cho biết họ bị buồn nôn, nôn, nhức đầu và ớn lạnh.

Cần lưu ý rằng các phản ứng dị ứng và phản vệ có thể tấn công một người bất cứ lúc nào sau mũi 1 hay mũi 2.

Tác dụng phụ của vắc xin có thể gây khó chịu khiến bạn cần nghỉ ngơi bất kể bạn có khỏe mạnh hay có khả năng chịu đau ra sao. Mặc dù bạn có thể tiếp tục làm việc, nhưng cần tránh bất cứ điều gì gây thêm áp lực cho hệ miễn dịch hoặc khiến bạn mệt mỏi. Hạn chế các hoạt động hoặc công việc chiếm nhiều thời gian hoặc đòi hỏi bạn cần dùng nhiều sức. 

Trước khi đi tiêm, bạn hãy cố gắng ăn uống, ngủ đủ giấc. Sau khi tiêm, cần uống nhiều nước và ăn thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Nếu sốt nhẹ, người tiêm vắc xin không cần dùng thuốc hạ sốt. Bạn nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm, uống đủ nước.

Tới ngày 2/8, Việt Nam đã tiêm được hơn 6,4 triệu liều vắc xin, trong đó gần 660.000 người được tiêm đủ 2 mũi. Hiện tại, Việt Nam đã nhận gần 16 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer, AstraZeneca, Moderna, Sinopharm.  

Tác dụng phụ của vắc xin

Đến đâu để được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19?

Không có việc không được cấp chứng nhận sau tiêm vắc xin COVID-19.

Bạn đọc Trần Thành Đạt (25 tuổi, ngụ TP HCM) hỏi: Ngày 22-6-2021, tôi và em gái có đến trường THCS Đống Đa, quận Bình Thạnh, TP HCM để tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 nhưng chưa có giấy xác nhận tiêm. Vậy xin hỏi bác sĩ, cần đến đâu để xin giấy xác nhận tiêm mũi 1?
- Đại diện Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh, TP HCM trả lời: Không có việc không được cấp chứng nhận sau tiêm vắc xin. Vì quy trình là khi vào tiêm vắc xin, người tiêm sẽ được nhân viên y tế phát phiếu để họ điền thông tin gồm họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

“Không có bằng chứng khoa học về việc vắc xin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới hay nữ giới”.

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam WHO đã phê duyệt 7 loại vắc xin phòng Covid-19 gồm: Pfizer/BioNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.

Tiem vac xin phong Covid-19 co anh huong den kha nang sinh san?