Lý do hạt sen vùi dưới đất hàng nghìn năm vẫn có thể nảy mầm

Hạt sen ẩn mình trong lớp than bùn, tuy nhiên, dưới sự nghiên cứu của các nhà khoa học, “hạt sen ngàn năm tuổi” này thực sự đã nảy mầm và có một sự sống mới

Trong một cuộc di tản ở Liêu Ninh, Trung Quốc các nhà khoa học đã vô tình phát hiện ra một số hạt sen cổ thụ ẩn mình trong lớp than bùn, tuy nhiên, dưới sự nghiên cứu của các nhà khoa học, “hạt sen ngàn năm tuổi” này thực sự đã nảy mầm và có một sự sống mới.

Ly do hat sen vui duoi dat hang nghin nam van co the nay mam

Ảnh minh họa

Vào giữa những năm 1970, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra hạt sen ngàn năm tuổi này ở những nơi khác, và cuối cùng đã nảy mầm thành công dưới sự canh tác của công nghệ. Sau khi nghiên cứu, hầu hết những hạt sen cổ đại tình cờ phát hiện này đều có tuổi đời từ 830-1250 và là những hạt có tuổi thọ cao nhất mà chúng ta có thể tiếp cận được hiện nay, điều này cũng khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên. Nhưng hạt sen cổ làm thế nào để sống lâu như vậy? Càng làm cho chúng ta khó tin, sau ngàn năm chôn vùi, nó vẫn có thể đâm chồi nảy lộc?

Ly do hat sen vui duoi dat hang nghin nam van co the nay mam-Hinh-2

Trước vấn đề này, bà Shen, một nhà thực vật học người Mỹ, cũng đã tiến hành nghiên cứu về điều này, bà đã đưa hai hạt sen cổ đã tồn tại khoảng 500 năm vào phòng thí nghiệm để trồng trọt, chỉ có một hạt nảy mầm thành công nhưng sau ba tháng thì hạt còn lại ra cây con và chết, nên ba năm sau, một nhà khoa học khác lại tiến hành nghiên cứu, và cuối cùng đã thành công trong việc làm hạt sen cổ đại nảy mầm. Tuổi thọ của hai hạt sen cổ này là 408 và 466 năm khi chúng được phát hiện, nhưng các nhà khoa học lại có một nghi ngờ khác về điều này, hạt sen cổ thực sự có thể nảy mầm, nhưng chúng phát triển khác với hoa sen mà chúng ta thấy bây giờ và thich nghi được với môi trường hiện đại.

Vì lớp vỏ bên ngoài của hạt sen cổ rất cứng, như đá, gió không lọt vào được, hạt được bảo vệ kỹ càng nên ngoại cảnh không thể xâm hại, hơi nước bên trong không thể thoát ra ngoài nên hạt sen cổ thụ rất cứng, hạt giống được nuôi dưỡng tốt, nằm dưới lòng đất trong thời gian dài như ngủ đông, và sẽ phát triển, mọc, nở hoa trở lại khi có cơ hội thích hợp. 

Vợ Đại úy Trần Trung Hiếu được tuyển dụng vào lực lượng công an

Chị Hà Thị Cẩm Tú (SN 1994, vợ của Đại úyTrần Trung Hiếu) vừa được tuyển dụng vào làm việc tại bộ phận y tế của Công an huyện Nghi Xuân.

Ngày 4/6, Công an Hà Tĩnh công bố quyết định tuyển dụng chị Hà Thị Cẩm Tú, vợ Đại úy Trần Trung Hiếu (cán bộ Công an xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân) hi sinh khi truy bắt tội phạm.

Theo quyết định của Giám đốc Công an tỉnh, chị Hà Thị Cẩm Tú (SN 1994, vợ của đồng chí Trần Trung Hiếu) được tuyển dụng vào làm việc tại bộ phận y tế của Công an huyện Nghi Xuân.

Kỳ lạ những cây bao báp khổng lồ mọc giữa đô thị Việt Nam

Được coi là một biểu tượng của châu Phi, bao báp là loài cây nổi tiếng với kích thước khổng lồ, gắn với nhiều truyền thuyết được lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc ở Lục địa Đen...

Ky la nhung cay bao bap khong lo moc giua do thi Viet Nam
1. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết ngay giữa Kinh thành Huế (TP Huế) có một cây bao báp cổ thụ đứng sừng sững. Đó là cây bao báp nằm trong khuôn viên nhà khách Điện Biên 2 trên đường Mai Thúc Loan.

Các nhà chứa cổ xưa có 'năm điều cấm' đối với phụ nữ

Có một lý do tại sao các nhà thổ thời xưa ở Trung Quốc đều rất phát triển, đó là do có những quy tắc và quy định rất nghiêm ngặt bên trong nhà thổ.

Thứ nhất, phải lập khế ước bán thân

Con gái khi bước chân vào nhà thổ phải có khế ước bán thân, từ đó về sau không thể trốn thoát được. Trong xã hội Trung Quốc xưa, nhà thổ không chỉ hợp pháp mà còn có lịch sử rất lâu đời nên hệ thống quản lý nội bộ của mỗi nhà thổ đã khá hoàn thiện và chặt chẽ.

(Ảnh minh họa)

Khế ước bán thân, như tên gọi, tương đương với việc bán thân cho nhà chứa, từ đó về sau, ngoại trừ chết bệnh, được chuộc lại hoặc bị trục xuất khỏi nhà chứa, người phụ nữ không thể rời khỏi nhà chứa nữa.

Thứ hai, không được chạy theo bám víu kẻ có quyền lực

Yêu cầu này đã trở thành một quy tắc ngầm trong việc kinh doanh nhà thổ kể từ thời nhà Tống. Do địa vị thấp kém của phụ nữ vào thời nhà Tống, việc quản lý phụ nữ trong các nhà thổ càng nghiêm ngặt hơn. Các quan chức "làm công việc bán thời gian" để kiếm thêm tiền và việc đầu tư vào các nhà thổ ở những nơi khác là rất phổ biến. Cũng từ đây, hình thành mối quan hệ giữa quan chức và các phụ nữ trong nhà thổ.

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, việc người con gái trong nhà thổ có quan hệ thân thiết với một quan chức nào đó, điều này khiến trật tự trong nhà thổ trở nên hỗn loạn, chia bè phái. Kể từ đó, việc không được quá thân thiết với quan chức có quyền lực được coi là hành vi không được phép, vi phạm sẽ bị trừng phạt.

Thứ ba, không được lừa dối khách

Vì một số lý do nào đó, những người phụ nữ trong nhà thổ thường tìm cách né tránh, lừa dối những vị khách mà mình không thích tiếp đón. Điều này khiến cho những vị khách này không vui, thường tìm cách gây khó khăn cho nhà thô. Vì vậy nhà thổ đã ra quy tắc phụ nữ trong nhà thổ không được lừa dối khách quen của quán. Những người vi phạm sẽ bị các nhà thổ trừng phạt theo quy định tương ứng, các biện pháp trừng phạt rất nghiêm khắc và tàn nhẫn khiến người ta “nổi da gà”.

Thứ tư, không từ chối khách hàng

(Ảnh minh họa)

Đây là quy định nghiêm ngặt nhất trong nhà thổ, thông thường, phụ nữ trong nhà thổ bất luận thế nào cũng phải tiếp khách, trừ khi họ mắc bệnh nan y, ốm nằm liệt giường. Cho dù có thai cũng phải uống thuốc phá thai, nghỉ ngơi một hai ngày là phải bắt đầu làm việc, quả thật quá tàn nhẫn.

Thứ năm, không được cất giấu tiền riêng

(Ảnh minh họa)

Cùng với sự phát triển thì việc đào tạo kỹ nữ ngày càng đắt đỏ. Vì vậy có lẽ từ thời nhà Tống, nhà chứa đã quy định rõ ràng rằng kỹ nữ không được phép giấu tiền riêng trong nhà chứa, tất cả tiền boa đều phải giao nộp.

Phải nói rằng thủ đoạn này thực sự tàn nhẫn, nó không chỉ giúp những ông trùm nhà chứa tăng thu nhập và tiết kiệm tiền mà còn ngăn cản những phụ nữ trong nhà thổ kiếm được quá nhiều tiền và có thể tự chuộc bản thân rời khỏi nhà thổ.