Về Gia Lai và Đắk Lắk ngắm voi rừng, săn cá voi giữa biển

Gia Lai – Đắk Lắk sau sáp nhập gây sốt với trải nghiệm mới lạ: sáng khám phá voi rừng, chiều ngắm cá voi giữa biển khơi ngay trong cùng một tỉnh.

Từ ngày 1/7, thông tin về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh đã trở thành đề tài được quan tâm trên diện rộng. Trong số đó, việc sáp nhập hai cặp tỉnh Gia Lai – Bình Định và Đắk Lắk – Phú Yên thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ vì lý do hành chính, mà còn bởi tác động tích cực đến du lịch.

gia-lai.jpg
Về Gia Lai – Đắk Lắk ngắm voi rừng, săn cá voi giữa biển

Theo đó, tỉnh Gia Lai mới sau sáp nhập sẽ sở hữu đường bờ biển dài 134km, còn Đắk Lắk có thêm 189km bờ biển nhờ tiếp nhận phần đất từ Phú Yên. Sự kết hợp giữa núi rừng và biển cả đã mang đến cho hai tỉnh này lợi thế độc đáo: một vùng đất hội tụ cả voi – biểu tượng núi rừng Tây Nguyên, và cá voi – loài sinh vật khổng lồ nơi đại dương.

Voi rừng – Cá voi biển: Cặp đôi "song thú" hút khách

Vốn nổi tiếng là nơi gắn liền với voi rừng, đặc biệt là voi nhà tại Buôn Đôn, Đắk Lắk từ lâu đã được biết đến như một điểm đến văn hóa – sinh thái đặc sắc. Tại đây, du khách có thể tìm hiểu về các dự án bảo tồn voi, tham gia tour du lịch thân thiện không cưỡi voi, xem voi tắm sông và học cách người Ê Đê chăm sóc voi như thành viên trong gia đình.

6d43fc938b913dcf6480.jpg
Cặp cá voi mẹ và con săn mồi gần bờ biển Vũng Bồi, Gia Lai. Ảnh Hiếu Nghĩa

Trong khi đó, Gia Lai – dù hiện tại không còn các làng nuôi voi như xưa – lại gây bất ngờ lớn khi gần đây tại vùng biển Vũng Bồi (nay thuộc tỉnh Gia Lai mới) đã xuất hiện một cặp cá voi mẹ con săn mồi. Cảnh tượng hiếm thấy được người dân ghi lại cho thấy cá voi mẹ dài khoảng 10m, cá con tầm 6–7m, bơi sát bờ tạo nên khoảnh khắc ngoạn mục giữa thiên nhiên. Ngay lập tức, mạng xã hội “dậy sóng” với hàng loạt bình luận hài hước: “Gia Lai giờ có cả voi lẫn cá voi”, “Cá voi con ở Bản Đôn”, hay “Mở tour cưỡi voi đi ngắm cá voi đi là vừa!”.

Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này đã khiến nhiều du khách hào hứng lên kế hoạch du lịch Gia Lai – Đắk Lắk trong thời gian tới. Sự kết hợp bất ngờ giữa động vật của rừng và của biển đã mang đến một khái niệm du lịch hoàn toàn mới – “tour song thú” trong cùng một tỉnh.

Địa danh nối dài – Trải nghiệm mở rộng

Không chỉ có voi và cá voi, sau sáp nhập, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk còn sở hữu danh sách địa điểm du lịch phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết.

Tại Gia Lai mới, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng Hồ T’Nưng – được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, cùng các điểm mới sáp nhập từ Bình Định như biển Kỳ Co, Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít, Tháp Dương Long – những di sản Chăm Pa độc đáo thu hút khách trong nước lẫn quốc tế.

chiem-nguong-ho-tnung.jpg
Chiêm ngưỡng Hồ T’Nưng. Ảnh MIA

Trong khi đó, Đắk Lắk – sau khi sáp nhập với Phú Yên – có thêm những “viên ngọc” như Gành Đá Đĩa với các khối đá bazan xếp tầng kỳ vĩ như tổ ong, hay Mũi Điện – cực Đông của Tổ quốc, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.

Cơ hội vàng cho du lịch liên vùng

Việc sáp nhập hành chính không chỉ mở rộng quy mô địa lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối du lịch nội tỉnh. Du khách không cần phải băng qua nhiều tỉnh để vừa được ngắm núi rừng Tây Nguyên vừa tắm biển xanh miền Trung – tất cả đã gói gọn trong một hành trình trọn vẹn. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn mở ra cơ hội phát triển các tour liên hoàn như: khám phá cao nguyên – tắm biển – trải nghiệm văn hóa dân tộc – du lịch sinh thái biển đảo – tour bảo tồn động vật rừng và biển...

Với sự cộng hưởng tài nguyên du lịch sau sáp nhập, Gia Lai và Đắk Lắk hứa hẹn sẽ là điểm đến chiến lược trong bản đồ du lịch miền Trung – Tây Nguyên. Các công ty lữ hành như Vietravel, Saigontourist, Fiditour... cũng đã bắt đầu khảo sát, xây dựng các tour 3 ngày 2 đêm hoặc 4 ngày 3 đêm khai thác lợi thế đa dạng văn hóa – sinh thái của vùng đất mới.

du-lich-phu-yen.jpg
Ảnh Internet

Giờ đây, chỉ với một chuyến đi, du khách có thể sáng đứng giữa núi rừng cao nguyên ngắm voi, chiều đã có mặt bên bãi biển đón hoàng hôn và may mắn hơn là bắt gặp cảnh tượng ngoạn mục cá voi tung nước giữa đại dương. Những bức ảnh check-in từ Hồ T’Nưng tới Gành Đá Đĩa, từ rừng Đắk Lắk đến biển Kỳ Co... sẽ là bằng chứng sống động cho một hành trình "hai thế giới trong một tỉnh".

Về Măng Đen mùa lúa chín, nghe người Mơ Nâm kể chuyện

Mỗi mùa lúa chín, Kon Vơng lại sáng rực giữa rừng xanh Măng Đen. Đó là mùa lễ hội, mùa đoàn kết và mùa du khách tìm về bản làng Mơ Nâm mộc mạc.

khom3.jpg
Khi những cơn mưa đầu mùa dịu lại, nắng nhẹ bắt đầu hong khô mặt đất đỏ bazan cũng là lúc cánh đồng Kon Vơng (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) bước vào thời kỳ đẹp nhất trong năm. Mùa lúa chín nơi cao nguyên này không chỉ là thời điểm thu hoạch, mà còn là mùa hội tụ ký ức, văn hóa và sinh kế của người Mơ Nâm – một dân tộc thiểu số ít người, sống chủ yếu tại vùng đất Măng Đen. Ảnh Thu Thủy
khom2.jpg
Cánh đồng Kon Vơng nằm trên độ cao khoảng 1.100 mét, quanh năm mát lạnh và bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Kon Plông. Ảnh Thu Thủy

"Săn” bình minh ở Mũi Điện nơi mặt trời mọc đầu tiên

Mũi Điện (Phú Yên) – nơi được mệnh danh là điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam, thu hút du khách săn ánh mặt trời ló rạng từ biển.

mui-dien.jpg
Mũi Điện hay còn gọi là Mũi Đại Lãnh là một mỏm đá nhô ra biển thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Nơi đây được xem là điểm cực Đông của đất liền Việt Nam, và cũng là nơi đón ánh bình minh đầu tiên mỗi ngày. Với vẻ đẹp hoang sơ, khoảnh khắc mặt trời ló rạng từ chân trời xanh thẳm đã khiến nhiều du khách ví Mũi Điện như “cánh cửa sớm mai” của đất nước. Ảnh Cúc Dại
mui-dien3.jpg
Từ trung tâm thành phố Tuy Hòa, du khách di chuyển theo đường ven biển dài khoảng 35 km về phía Nam. Đoạn đường uốn lượn ôm lấy núi rừng, biển cả và các làng chài nhỏ tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Khi tới chân đèo Cả, biển xanh phía xa hiện ra, cùng ngọn hải đăng Mũi Điện thấp thoáng giữa nền trời. Ảnh Dương Nhật Viên

Về Hòn Yến ngắm san hô... không cần lặn

Hòn Yến (Phú Yên) hút hồn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, bãi san hô lộ thiên kỳ ảo cùng không gian yên bình giữa biển xanh và nắng vàng.

hon-yen2.jpg
Nằm ven biển xã An Hòa Hải (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), Hòn Yến là điểm đến ngày càng được du khách chú ý bởi vẻ đẹp nguyên sơ và kỳ thú. Ảnh Đặng Nhân Thuần
hon-yen9.jpg
Không chỉ nổi bật với làn nước trong xanh và những ghềnh đá kỳ vĩ, Hòn Yến còn được biết đến như “vương quốc san hô trên cạn” – nơi có thể chiêm ngưỡng san hô mà không cần lặn biển. Ảnh Đặng Nhân Thuần